Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Toàn đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
CHUYÊN MỤC CHÍNH
Số lượt truy cập
9,089,455
Góp phần nâng cao kỹ năng hoạt động của đại biểu dân cử (bài chín)
( Cập nhật:7/9/2017 20:09:27)

Tổ chức tốt kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND)

 

Quang cảnh kỳ họp HĐND cấp tỉnh

Kỳ họp là hoạt động tập trung nhất, chủ yếu nhất của HĐND, thực hiện hầu hết các hình thức giám sát: xem xét báo cáo, thẩm tra, xem xét trả lời chất vấn, giám sát văn bản QPPL, giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết kiến nghị cử tri, lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm; và thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trng ở địa phương thông qua việc ban hành nghị quyết kỳ họp.

Quy định của pháp luật về kỳ họp HĐND

Hội đồng nhân dân họp mỗi năm ít nhất hai kỳ (gọi là kỳ họp thường lệ); họp bất thường khi Thường trực HĐND, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND yêu cầu; đối với cấp xã: cử tri có quyền làm đơn yêu cầu HĐND xã, phường, thị trấn họp, bàn và quyết định những công việc của xã, phường, thị trấn thì Thường trực HĐND cấp xã có trách nhiệm tổ chức kỳ họp bất thường để bàn về nội dung mà cử tri kiến nghị.

Hội đồng nhân dân họp công khai. Trong trường hợp cần thiết thì HĐND quyết định họp kín. Thường trực dự kiến chương trình kỳ họp, HĐND quyết định chương trình kỳ họp.

Thường trực HĐND quyết định triệu tập kỳ họp thường lệ chậm nhất là 20 ngày, kỳ họp bất thường chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp. Dự kiến chương trình kỳ họp được gửi đến đại biểu cùng với quyết định triệu tập kỳ họp và được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 03 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp bất thường.

Chủ tịch HĐND khai mạc và bế mạc kỳ họp, chủ tọa phiên họp, bảo đảm thực hiện chương trình kỳ họp và những quy định về kỳ họp HĐND. Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch điều hành phiên họp theo sự phân công của Chủ tịch HĐND.

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức biểu quyết (công khai hoặc bỏ phiếu kín). Đại biểu có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết. Đại biểu không được biểu quyết thay cho đại biểu khác.

Nghị quyết của HĐND được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu biểu quyết tán thành; riêng nghị quyết về bãi nhiệm đại biểu HĐND được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành.

Để tổ chức và điều hành kỳ họp đạt hiệu quả

Thứ nhất, thực hiện tốt các hoạt động, các công việc của kỳ họp: thống nhất nội dung, chương trình, thời gian tổ chức kỳ họp giữa Thường trực với các cơ quan liên quan; phân công các cơ quan chuẩn bị nội dung kỳ họp; tổ chức hoạt động tiếp xúc cử tri trước kỳ họp; tổ chức hoạt động thẩm tra; chuẩn bị và gửi tài liệu kỳ họp đến đại biểu đúng thời gian quy định; điều hành các phiên họp đạt kết quả cao; tổ chức hoạt động chất vấn tại kỳ họp; thảo luận thông qua nghị quyết kỳ họp; hoàn thiện và ban hành nghị quyết kỳ họp; tổ chức tiếp xúc cử tri sau kỳ họp.

Thứ hai, quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng và ban hành nghị quyết kỳ họp. Vì sản phẩm cuối cùng của kỳ họp là nghị quyết được ban hành, nên không thể coi việc chuẩn bị dự thảo nghị quyết chỉ là việc của UBND hoặc các cơ quan nhà nước khác mà cần có sự đôn đốc, phối hợp từ phía HĐND (thường trực, các Ban) cả về nội dung đến tiến độ công việc. Việc chuẩn bị các dự thảo nghị quyết phải bắt đầu ngay từ khi đề nghị xây dựng nghị quyết, đến soạn thảo dự thảo nghị quyết, cho đến khi dự thảo nghị quyết được gửi đến kỳ họp, bảo đảm dự thảo nghị quyết được xây dựng đúng thẩm quyền và đầy đủ quy trình.

Thứ ba, Ban của HĐND tổ chức tốt hoạt động thẩm tra. Các Ban được phân công thẩm tra dự thảo nghị quyết phải tiến hành các hoạt động chuẩn bị thẩm tra: các thành viên của Ban nghiên cứu dự thảo nghị quyết, nếu thấy còn vấn đề chưa đầy đủ, chưa rõ thì có quyền yêu cầu cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan cung cấp tài liệu và trình bày về vấn đề mà Ban thẩm tra, hoặc tổ chức lấy ý kiến của những người am hiểu về vấn đề thẩm tra (đối với những vấn đề đòi hỏi chuyên môn sâu), hoặc khảo sát tình hình thực tế (tham vấn ý kiến) tại địa phương về những nội dung liên quan đến dự thảo nghị quyết (đối với những vấn đề liên quan đến quyền lợi của nhân dân địa phương). Để thuận lợi cho hoạt động thẩm tra, phải yêu cầu cơ quan trình dự thảo nghị quyết, bảo đảm sự đầy đủ của hồ sơ theo quy định.

Thứ tư, chủ tọa kỳ họp HĐND cần có bản lĩnh, trí tuệ, phải hiểu sâu, nắm chắc nội dung các vấn đề đưa ra thảo luận, điều hành kỳ họp thực sự khoa học, đảm bảo phát huy dân chủ.

Bố trí thời gian hợp lý các phiên họp: tránh sự gò ép, hạn chế thời gian làm cho các nội dung không đủ thời gian xem xét, thảo luận thấu đáo; rút ngắn thời gian đọc và trình bày các báo cáo (sử dụng báo cáo tóm tắt hoặc chỉ trình bày những vấn đề trọng tâm cần ý kiến thảo luận của đại biểu); dành nhiều thời gian cho việc thảo luận; thời gian cho phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Điều hành linh hoạt nội dung: trước khi thảo luận tại hội trường, nên tổ chức thảo luận ở Tổ đại biểu HĐND để có nhiều ý kiến được tham gia; trong thảo luận tại hội trường, chủ tọa chỉ cần nêu những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để đại biểu tiếp tục thảo luận đi đến thống nhất, khi xét thấy cần thiết, chủ tọa yêu cầu cơ quan hữu quan báo cáo giải trình về những vấn đề mà đại biểu quan tâm. Thảo luận, biểu quyết từng nghị quyết, những vấn đề qua thảo luận vẫn còn chưa thống nhất thì tiến hành biểu quyết riêng từng nội dung, sau đó biểu quyết toàn bộ nghị quyết.

Thứ năm, văn phòng làm tốt vai trò tham mưu, giúp việc góp phần quan trọng cho thành công của kỳ họp. Với đặc điểm của HĐND, đại biểu phẩn lớn kiêm nhiệm, vì thế, công tác tham mưu của văn phòng là rất quan trọng. Có thể nói, mỗi kỳ họp HĐND là một sự kiện lớn, cán bộ, chuyên viên văn phòng cần có những kỹ năng tổ chức kỳ họp để đạt kết quả tốt.

Thứ sáu, là vai trò, trách nhiệm của mỗi đại biểu HĐND, phải chủ động và dành thời gian nghiên cứu kỹ các văn bản, tài liệu trình kỳ họp; có nhiều ý kiến góp ý xây dựng cho các báo cáo, đề án, nghị quyết. Thực hiện tiếp xúc cử tri tìm hiểu những vấn đề bức xúc, nổi cộm tại địa bàn ứng cử để có nhiều câu hỏi chất vấn, với nhiều thông tin thảo luận, góp phần nâng cao chất lượng các kỳ họp HĐND và hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử./.

Lương Anh Tế

 

[Ý kiến của bạn]
Các tin mới hơn
na Chuyển biến tích trong thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị tại Đảng ủy phường Phạm Ngũ Lão(26/11/2023)
na Phường Thanh Bình: Khéo dân vận – Chìa khóa của mọi thành công!(21/11/2023)
na Xã Nam Chính thực hiện hiệu quả công tác giám sát đầu tư của cộng đồng(05/04/2023)
na Gia đình bà Trịnh thực hiện vệ sinh yêu nước(15/02/2023)
na MTTQ xã An Thanh tuyên truyền vận động Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới nâng cao(30/12/2022)
Các tin cũ hơn
na Góp phần nâng cao kỹ năng hoạt động của đại biểu dân cử (bài tám)(06/09/2017)
na Góp phần nâng cao kỹ năng hoạt động của đại biểu dân cử (bài bảy)(05/09/2017)
na Góp phần nâng cao kỹ năng hoạt động của đại biểu dân cử (bài sáu)(29/08/2017)
na Góp phần nâng cao kỹ năng hoạt động của đại biểu dân cử (bài năm)(28/08/2017)
na Góp phần nâng cao kỹ năng hoạt động của đại biểu dân cử (bài bốn)(26/08/2017)
TIN ẢNH
VIDEO
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín