Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Toàn đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
CHUYÊN MỤC CHÍNH
Số lượt truy cập
9,136,705
Tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản, thực phẩm
( Cập nhật:11/8/2017 11:26:48)

Thời gian qua, Sở Công thương đã tích cực phối hợp với các sở, ngành liên quan tìm đầu ra cho nông sản, thực phẩm, bước đầu mang lại hiệu quả.

 

Giá vải sớm năm nay tăng bình quân 18% so với năm 2016

Tích cực tìm đầu ra

Từ đầu năm đến nay, một số loại nông sản của Hải Dương được tiêu thụ mạnh tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, có giá bán cao và ổn định hơn cùng kỳ năm 2016, như hành củ có giá từ 10.000 - 16.000 đồng/kg (cao hơn so từ 1.000 - 5.000 đồng/kg), cà rốt đầu vụ từ 9.000 - 10.000 đồng/kg, chính vụ từ 4.900 - 5.000 đồng/kg, giúp nông dân thu lãi từ 4-5 triệu đồng/sào...

Quả vải vẫn là mặt hàng mang về nguồn thu lớn nhất cho người nông dân tại huyện Thanh Hà và thị xã Chí Linh. Do ảnh hưởng của thời tiết, sản lượng vải toàn tỉnh năm 2017 sụt giảm khoảng 36% so với năm 2016, ước đạt 32.000 tấn, nhưng việc tiêu thụ vải quả rất thuận lợi. Ngay tại các điểm tập kết vào cuối tháng 5, quả vải sớm đã được các thương lái tranh mua từ 38.000 - 40.000 đồng/kg (tăng bình quân 18%). Giá bán lẻ vải sớm cho người tiêu dùng tại các chợ trong tỉnh dao động từ 55.000 - 60.000 đồng/kg. Vải  thiều chính vụ cũng có giá bán khá cao, bán ngay tại vùng vải thiều Thanh Hà bình quân 37.000 đồng/kg (tăng từ 15-20%).

Trước vụ thu hoạch vải một tháng, Sở Công thương đã tăng cường chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tích cực quảng bá, giới thiệu quả vải thiều bằng nhiều hình thức. Sở đã chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại hỗ trợ UBND huyện Thanh Hà in ấn băng rôn, phát tờ rơi giới thiệu quả vải; tìm mối tiêu thụ nội địa; mời các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu và đưa quả vải vào bán tại các siêu thị lớn, cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn có uy tín trong cả nước. Sở phối hợp với các ban, ngành tìm cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp khi làm các thủ tục kiểm dịch, chiếu xạ để quả vải xuất khẩu kịp thời. Sản lượng vải xuất khẩu năm 2017 ước đạt 10.560 tấn, chiếm khoảng 33% tổng sản lượng vải toàn tỉnh.

Trong tháng 4 và tháng 5.2017, giá lợn hơi trong tỉnh đã xuống thấp kỷ lục, chỉ còn từ 16.000-18.000 đồng/kg (giảm khoảng 30.000 đồng/kg so với tháng 5.2016), gây thua lỗ nặng cho người chăn nuôi. Lượng cung thịt lợn quá nhiều đã ảnh hưởng dây chuyền làm giảm giá cá thương phẩm trên thị trường từ 15-17%, khiến nhiều hộ nuôi thủy sản gặp khó khăn trong quá trình tái sản xuất. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công thương và UBND tỉnh, Sở Công thương đã sớm chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn tích cực tìm đầu ra cho thịt lợn và cá thương phẩm. Các đơn vị trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi để giảm giá thức ăn cho các trang trại; làm việc với doanh nghiệp chế biến, cấp đông thịt lợn xuất khẩu để tiêu thụ lợn sữa, lợn choai trong tỉnh. Kết quả, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2017, Công ty TNHH Thắng Lợi đã liên kết với gần 40 trang trại, gia trại cung cấp lợn choai để chế biến xuất khẩu, nâng sản lượng xuất khẩu thịt lợn sữa và lợn choai lên gần 5.000 tấn.

Sở Công thương tiếp tục chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ các trang trại giảm bớt số lượng lợn đến kỳ xuất chuồng bằng cách định hướng các đơn vị tự tổ chức giết mổ lợn bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Sở phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và một số địa phương hỗ trợ mở 7 điểm bán hàng trực tiếp tại các chợ và khu đông dân cư trên địa bàn tỉnh nhằm khuyến khích người dân tiêu thụ thịt lợn. Đồng thời, thu hẹp chênh lệch giá bán thịt lợn tại chợ với giá lợn hơi trên thị trường.

Các giải pháp đột phá

Nhằm hạn chế tình trạng được mùa mất giá, kiểm soát tốt tình trạng dư cung và điều tiết tốt nguồn cung hàng hóa nông sản thực phẩm, duy trì đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm để mang lại hiệu quả kinh tế cao, tỉnh cần chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai quyết liệt những giải pháp mang tính đột phá trong thời gian tới.

Trước tiên, cần đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, sớm hình thành những cánh đồng mẫu lớn, các vùng sản xuất, chăn nuôi tập trung; giao quyền chủ động sản xuất, thâm canh cho doanh nghiệp đầu tư trong nông nghiệp sản xuất theo nhu cầu của thị trường. Các hộ nông dân chỉ sản xuất, chăn nuôi theo hình thức vệ tinh của các doanh nghiệp lớn, bảo đảm yêu cầu chủng loại giống, chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm theo yêu cầu của thị trường.

 

Lãnh đạo Sở Công thương và huyện Kinh Môn giới thiệu hàng hóa tại một hội chợ nông sản ở Hà Nội

Thứ hai, cần khuyến khích doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi; điều tiết thời điểm thu hoạch để góp phần cân đối nguồn cung hàng hóa theo nhu cầu thị trường.

Thứ ba, có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến, xây dựng kho lạnh, bảo quản nông sản sau thu hoạch tại các vùng chuyên canh, sản xuất với khối lượng lớn. Tích cực hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp kỹ thuật, nâng cao năng lực bảo quản hàng nông sản, giảm tổn thất sau thu hoạch, bảo đảm duy trì chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của các sản phẩm nông sản sau thu hoạch cho đến khi tham gia vào các hệ thống phân phối, cũng như đến tay người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giữa các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản và các cơ sở, doanh nghiệp trực tiếp sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nhằm tạo các liên kết chuỗi chặt chẽ từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ theo nhu cầu của thị trường.

Thứ năm, tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin về các thị trường trong nước và xuất khẩu. Từ đó có thông tin dự báo về từng loại thị trường, để định hướng sản xuất, bảo quản, chế biến một cách hợp lý. Từng bước phát triển sản xuất theo tín hiệu và nhu cầu thị trường.

Thứ sáu, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành để hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp và các thương nhân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Định kỳ tổ chức hội nghị tọa đàm giữa chính quyền địa phương và các thương nhân để trao đổi, tháo gỡ những khó khăn, nhằm phối hợp chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Theo Báo Hải Dương

[Ý kiến của bạn]
Các tin mới hơn
na Ủy ban MTTQ tỉnh triển khai kế hoạch xây nhà Đại đoàn kết (đợt 1) năm 2024 (20/03/2024)
na Hải Dương hoàn thành lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã(10/03/2024)
na Khánh thành, bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo phường Bến Tắm(31/01/2024)
na Hải Dương vận động trên 35 nghìn suất quà Tết cho người nghèo(31/01/2024)
na Hải Dương có thêm 21 xã nông thôn mới nâng cao, 5 xã nông thôn mới kiểu mẫu(31/12/2023)
Các tin cũ hơn
na Chí Linh: Hướng dẫn lấy ý kiến về sự hài lòng của nhân dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới(09/08/2017)
na Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến về sự hài lòng của nhân dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới thị xã Chí Linh(08/08/2017)
na Hướng dẫn tổng hợp và báo cáo kết quả lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới cấp huyện (06/08/2017)
na Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến về sự hài lòng của nhân dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới huyện Kinh Môn(06/08/2017)
na Hướng dẫn nội dung, cách thức, quy trình lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện, xã (03/08/2017)
TIN ẢNH
VIDEO
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín