Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Toàn đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
CHUYÊN MỤC CHÍNH
Số lượt truy cập
9,128,553
Những phẩm chất tốt đẹp của người thầy
( Cập nhật:28/11/2017 01:11:15)

Bất cứ một quốc gia nào cũng phải tạo dựng cho được một vị thế xứng đáng cho người thầy giáo của chế độ mình, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục; không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa”.

 

Ảnh minh họa

Ở nước ta, để có được truyền thống tôn sư trọng đạo như ngày nay, có một lí do rất quan trọng, đó là các thế hệ nhà giáo Việt Nam luôn có được những phẩm chất tốt đẹp:

Tinh thần yêu nước và cách mạng

Đây là một phẩm chất rất cơ bản của các nhà giáo Việt Nam. Lịch sử hào hùng của dân tộc ta đã cho thấy các nhà giáo chân chính luôn luôn là những người yêu nước, thương dân, có tư tưởng tiến bộ.

 Người thầy giáo đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta là nhà giáo Đỗ Năng Tế. Thầy đã truyền cho học trò lòng căm thù quân xâm lược, dạy cả văn và võ cho Hai Bà Trưng từ thời còn nhỏ và sau này hai bà đã trở thành nữ anh hùng cứu nước của dân tộc đánh đuổi giặc Hán ở thời kỳ đầu công nguyên. Nhà sử học Lê Văn Hưu là thầy giáo của Trần Quang Khải – người anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thế kỷ 13. Đời Trần có thầy giáo Chu Văn An đã dâng “thất trảm sớ” xin chém 7 gian thần hại dân, hại nước nhưng không được chấp nhận nên đã xin về ở ẩn làm nghề dạy học. Thời nhà Mạc có thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm, dâng sớ chém 18 gian thần. Vua Mạc không nghe ông từ quan về dạy học.

Trong gần 100 năm đô hộ của thực dân Pháp, tinh thần yêu nước, thương dân của các nhà giáo vẫn được tiếp tục phát huy. Tiêu biểu như cụ Đồ Chiểu, cụ Phan Bội Châu, cụ Võ Liêm Sơn, cụ Dương Quảng Hàm, cụ Bùi Ký…

Dưới chế độ phong kiến, những nhà giáo chân chính không tự ràng buộc mình trong quan điểm "trung quân, ái quốc" của giai cấp phong kiến. Họ đứng về phía nhân dân chống lại giai cấp thống trị đàn áp bóc lột nhân dân. Mặt khác, những nhà yêu nước, tuy là trí thức của xã hội đương thời học rộng, hiểu sâu, nhưng nhiều người không ra làm quan với triều đình mà về mở trường dạy học, giáo dục lòng yêu nước thương dân cho lớp trẻ, đào tạo nhân tài để cứư nước cứu dân.

Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, trong hàng ngũ những người yêu nước chống ngoại xâm luôn luôn có mặt các nhà giáo như Nguyễn Đình Chiểu, Tống Duy Tân,Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu…

Trong thời kỳ nước ta bị đế quốc Pháp thống trị, các nhà trí thức có tâm huyết thường đi dạy học. Nhiều nhà yêu nước cũng bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng của mình bằng nghề dạy học. Nhiều lãnh tụ của Đảng và Nhà nước cũng xuất thân từ nhà giáo như Trần Phú, Hà Huy Tập, Ngô Gia Tự, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp… Điều đặc biệt là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vị lãnh đạo vĩ đại của cách mạng Việt Nam chính là thầy giáo Nguyễn Tất Thành.

Lòng nhân ái sâu sắc, giàu tính vị tha và lòng yêu thương con người

Nhà giáo là cầu nối giữa quá khứ với tương lai. Thiên chức của các nhà giáo là truyền lại cho thế hệ trẻ những tinh hoa văn hoá của dân tộc và của nhân loại. Chính các nhà giáo Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn Việt Nam qua các thời đại.

Sau Cách mạng Tháng 8 thành công, biết bao thầy giáo ăn cơm nhà mà suốt ngày đêm đi dạy bình dân học vụ, xoá nạn mù chữ; biết bao nhiêu thầy giáo suốt tháng, suốt năm đi làm giáo viên danh dự, tự nguyện dạy học không có lương, nhưng họ vẫn nhiệt tình say sưa công tác. Trong kháng chiến, có biết bao nhiêu thầy giáo xông pha vào nơi bom đạn, bám trường, bám lớp, vừa cầm bút, vừa cầm súng, nhiều người phải hy sinh cả tính mạng nhưng quyết không để con em nhân dân thất học.

Khẩu hiệu "Tất cả vì học sinh thân yêu" được nêu lên từ những năm 1958 - 1960 đã thể hiện đầy đủ tính vị tha, lòng nhân ái sâu sắc và rất mực yêu thương con người, đã thấm sâu vào nếp nghĩ, lẽ sống và phong cách làm việc của hàng triệu nhà giáo trong cả nước ta.

Phẩm chất đạo đức mẫu mực, nhân phẩm thanh cao, nếp sống giản dị 

Từ xưa đến nay các nhà giáo chân chính bao giờ cũng là những người mô phạm, có đạo đức mẫu mực, lời nói, ý nghĩ luôn đi đôi với việc làm, không chuộng hư vinh, không màng danh lợi, sống cuộc đời trong sạch, thanh bạch và lành mạnh. Đạo đức vừa là nội dung, vừa là phương pháp, phương tiện giáo dục của người thầy. Trong hoàn cảnh cuộc sống còn nhiều khó khăn thiếu thốn, tình hình tiêu cực xã hội rất phức tạp nhưng tuyệt đại đa số các nhà giáo vẫn giữ được đạo đức mẫu mực, nhân phẩm thanh cao, nếp sống giản dị, trong sạch và lành mạnh, khinh rẻ những kẻ làm ăn bất chính. Nhiều nhà giáo vẫn tâm niệm lời dạy của ông cha "đói cho sạch, rách cho thơm". 

Đức tính gần gũi quần chúng, gắn bó mật thiết với nhân dân lao động

Từ xưa tới nay, các thầy giáo Việt Nam thường sống giữa nhân dân, sống với cuộc sống của nhân dân, hiểu biết sâu sắc tâm tư nguyện vọng của dân, thông cảm với những khó khăn vất vả, niềm vui, nỗi buồn của dân.

Các nhà giáo Vịêt Nam dù ở nông thôn hay thành phố, miền núi hay vùng biên giới, hải đảo xa xôi vẫn cùng sống với dân, cùng nhân dân đồng cam chịu khổ, chia ngọt sẻ bùi, đem cái chữ đến cho con em nhân dân, được nhân dân quý trọng tin yêu. Các thầy giáo đã thực sự trở thành cán bộ của địa phương, là người bạn thân thiết của mọi gia đình, là "cố vấn" tin cậy của mọi nhà.

Có thể khẳng định: Các nhà giáo Việt Nam đã đóng góp một phần rất xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Truyền thống yêu nước và cách mạng của các nhà giáo Việt Nam đã làm vẻ vang cho giáo giới, góp phần viết lên những trang sử hào hùng, làm rạng rỡ non sông Tổ Quốc ta./.

TS. Phạm Trung Thanh
[Ý kiến của bạn]
Các tin mới hơn
na Nhớ nguồn cội, nghĩ đạo làm người(18/04/2024)
na Thể lệ Giải báo chí “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023 - 2024(14/04/2024)
na Biểu trưng và tranh cổ động Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X(10/04/2024)
na Cuộc thi viết “Bác Hồ với Hải Dương, Hải Dương với Bác Hồ”: Không hạn chế đối tượng, số lượng tác phẩm tham gia (10/04/2024)
na Hải Dương rút kinh nghiệm tổ chức Đại hội điểm MTTQ cấp huyện(09/04/2024)
Các tin cũ hơn
na Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay (bài ba)(18/11/2017)
na Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay (bài hai)(16/11/2017)
na Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay(09/11/2017)
na Giá trị của cái mới và cái cũ trong sự phát triển của xã hội(06/11/2017)
na Long trọng kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga(05/11/2017)
TIN ẢNH
VIDEO
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín