Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Toàn đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
CHUYÊN MỤC CHÍNH
Số lượt truy cập
9,197,476
Người quản lý, lãnh đạo và sự đổi mới
( Cập nhật:1/1/2018 14:46:32)

Hơn 30 năm thực hiện chủ trương đổi mới để phát triển của Đảng, quê hương, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội...

 

Ảnh minh họa

Hiện nay, chúng ta đang tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường hiệu quả quản lý, lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, công ty nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Với quan điểm đổi mới và phát triển theo hướng khoa học hóa, luật hóa, tiêu chuẩn hóa chúng ta ngày càng tiếp cận được phép biện chứng của sự phát triển xã hội là phủ định khách quan cách làm cũ, lối tư duy cũ để chuyển sang cách làm mới, lối tư duy mới.

Có thể nói hiệu quả của sự đổi mới phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó vị trí của người quản lý, lãnh đạo có một vai trò vô cùng quan trọng, vì họ là người đứng đầu cơ quan, đơn vị ở các cấp khác nhau. Để sớm đạt được những mục tiêu đặt ra trong các nghị quyết, trước hết, bản thân người quản lý, lãnh đạo phải có sự hiểu biết sâu sắc về khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của quản lý là như thế nào?  Của lãnh đạo ra sao? Và mối quan hệ của quản lý với lãnh đạo có gì giống và khác nhau? Có nắm vững những nội dung cơ bản ấy, người quản lý, lãnh đạo mới hoạch định được một cách đúng đắn những bản kế hoạch phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đồng thời chọn được những giải pháp có tính khả thi cao để thực hiện sự đổi mới có hiệu quả.

Theo quan điểm khoa học, lãnh đạo là người phải có tầm nhìn chiến lược cụ thể, rõ ràng, có khả năng tập hợp được mọi người và động viên, khuyến khích họ không chỉ hoàn thành nhiệm vụ mà còn có thể đạt được kết quả cao hơn sự mong muốn. Họ là người có khả năng thu phục người khác, là vạch đường lối và phương pháp hành động cho quần chúng. Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta thường đề cập tới lãnh đạo theo hai nghĩa. Một là, lãnh đạo là một quá trình nhằm dẫn dắt, huy động con người và ý tưởng, là sự ảnh hưởng có chủ định, tức là sự tác động của mình tới hành động, suy nghĩ của những người xung quanh với mức độ cao nhất. Trên thực tế, chúng ta thấy mọi người đều có thể gây ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh hưởng lớn nhất. Bởi thế mới có người nói: “Lãnh đạo xét về bản chất chỉ là khả năng gây ảnh hưởng, không hơn, không kém”. Do đó, không một lãnh đạo nào có thể thành công nếu không có khả năng gây ra ảnh hưởng. Tất nhiên, sự ảnh hưởng này phải mang tính chất tổng hợp từ nhiều khía cạnh khác nhau chứ không phải chỉ riêng một lĩnh vực nào. Hai là, lãnh đạo là chỉ một nhóm người giữ vị trí quan trọng. Họ là những người có tư tưởng khát khao thay đổi một cách rõ rệt những mục tiêu chung của tập thể. Sự ảnh hưởng của họ đối với cấp dưới là mối quan hệ tương tác đa chiều và tự nguyện thể hiện tính dân chủ, bình đẳng và đảm bảo kỷ cương. Những người lãnh đạo tác động tới nhân viên là để nhằm hội tụ họ xung quanh một tầm nhìn chung nhằm đem lại những hiệu quả mà cả lãnh đạo và nhân viên mong muốn. Đáng tiếc là trên thực tế hiện nay còn có những người ngộ nhận về lãnh đạo. Họ cho rằng: ai cũng có thể trở thành lãnh đạo, người ở vị trí cao nhất mới coi là lãnh đạo, lãnh đạo phải là người giỏi nhất… Những cách hiểu như thế có phần nào đúng nhưng không đầy đủ. Nói một cách ngắn gọn: lãnh đạo phải là người có đức, có tài, có sự kết hợp hài hòa của các chỉ số IQ (chỉ số thông minh) + EQ (chỉ số xúc cảm, tình cảm) + AQ (chỉ số thích nghi)…

Nhìn một cách khái quát, chúng ta có thể hiểu: “Quản lý là chức năng và hoạt động của một hệ thống có tổ chức thuộc các lĩnh vực khác nhau, bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định, duy trì sự hoạt động tối ưu trong khi thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó”. Quản lý cũng có thể hiểu là việc đạt được mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả thông qua một loạt các hoạt động quản trị đơn lẻ như tổ chức và sắp xếp nhân sự; chỉ đạo sản xuất và kiểm soát các nguồn lực; tuyên truyền quảng bá mở rộng thị trường và theo dõi quản trị tài chính của đơn vị. Có thể nói quản lý thì tập trung vào việc xây dựng những bản kế hoạch và phân chia tiến độ để đạt được những kết quả cụ thể, sau đó phân bổ nguồn lực để đạt được mục tiêu đặt ra. Nói một cách ngắn gọn, quản lý là sự chăm nom và sắp đặt mọi công việc trong một tổ chức.

Lãnh đạo và quản lý là hai thực thể độc lập nhưng không thể tách rời. Nó có quan hệ chặt chẽ với nhau, đan xen vào nhau, tương tác và hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành mục tiêu chung của đơn vị. Lãnh đạo không thể thay thế quản lý, mà nó gia tăng sức mạnh cho quản lý, nó là trụ cột là bàn tay vô hình, nó giống như chất keo kết dính hệ thống quản trị với nhau. Lãnh đạo góp phần làm gắn kết các thành phần của hệ thống quản lý để tạo nên sức mạnh tập thể. Trong khi nhà quản lý phải theo dõi, giám sát những điều then chốt, những kết quả trước mắt, nhìn nhận những vấn đề xảy ra hàng ngày và xem xét các báo cáo trong từng giờ, thì nhà lãnh đạo lại quan tâm đến việc tạo ra viễn cảnh tương lai với tầm nhìn chiến lược nhằm tạo ra những thay đổi cần thiết để đạt được mục tiêu chung. Có thể coi nhà lãnh đạo khoác trên vai một sứ mệnh đặc biệt và gây ảnh hưởng lan truyền sứ mệnh ấy đến mọi người cùng thực hiện. Trong khi người quản lý quan tâm đến những vấn đề cơ bản, ngắn hạn thì người lãnh đạo chú ý tới tổng thể, lâu dài; người quản lý sắp xếp tổ chức, phân công, giám sát thì người lãnh đạo tìm cách xây dựng văn hóa, giá trị chung và hỗ trợ người khác phát triển; Người quản lý tập trung vào việc sản xuất, bán sản phẩm thì người lãnh đạo hướng suy nghĩ vào con người, truyền cảm hứng cho họ, dựa vào quyền lực cá nhân để hướng dẫn, động viên họ. Nếu người quản lý suy nghĩ theo một hướng xác định, biết tuyên truyền và tuân thủ nguyên tắc trên cơ sở nắm vững tổ chức thì người lãnh đạo lại tư duy theo hướng mở, luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, không suy nghĩ một cách cứng nhắc, theo khuôn mẫu và tỉnh táo để nhận diện, đánh giá đúng mình dựa vào nguyên tắc: “Biết người, cố nhiên là khó. Tự biết mình, cũng không phải là dễ. Đã không tự biết mình thì khó mà biết người”. Chính người lãnh đạo nuôi dưỡng trong mỗi con người của đơn vị mình cảm giác về khả năng làm chủ và cùng nhau nhìn về một hướng, khuyên họ những điều cần làm và giải thích cho họ hiểu vì sao nên làm, động viên họ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Nếu năng lực của nhà quản lý được thể hiện ở việc tổ chức những nguồn lực về con người mà họ đã có và tập trung vào các phương tiện, công cụ, quy trình sản xuất, báo cáo kết quả thì năng lực của nhà lãnh đạo được thể hiện ở khả năng tập hợp những nguồn lực mà họ chưa có, tập trung vào việc tạo động lực và truyền cảm hứng cho nhân viên. Điều quan trọng là ở chỗ lãnh đạo tạo ra sự thay đổi hữu ích, còn quản lý tạo ra các kết quả để mọi thứ vận hành suôn sẻ. Vì quan tâm đến phương pháp luận cho nên lãnh đạo thường đặt câu hỏi: “Cái gì?”, “Tại sao?”, còn quản lý lại thường nhắc tới câu hỏi: “Như thế nào?” và “Bao giờ?”. Ngoài những điểm khác biệt đã nêu ở trên, người lãnh đạo và quản lý có một điểm chung, đó là quy trình hoạt động của họ đều là các hệ thống hành động hoàn chỉnh và hệ thống này không phải là một bộ phận của hệ thống kia.  

Nói tóm lại, sự nghiệp đổi mới trong xu thế hội nhập của quê hương, đất nước hiện nay đang đặt ra rất nhiều vấn đề khác nhau. Giải quyết thực trạng đó như thế nào là một bài toán phức tạp phụ thuộc vào nhiều thông số, trong đó nhà quản lý, lãnh đạo với tư cách là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức có một vai trò vô cùng quan trọng. Muốn đạt được kết quả cao trong sự đổi mới, người quản lý, lãnh đạo phải hiểu rõ nhiệm vụ của mình để tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu./.

TS. Phạm Trung Thanh

[Ý kiến của bạn]
Các tin mới hơn
na Hải Dương có 207 đơn vị hành chính cấp xã(28/04/2024)
na Nhớ nguồn cội, nghĩ đạo làm người(18/04/2024)
na Thể lệ Giải báo chí “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023 - 2024(14/04/2024)
na Biểu trưng và tranh cổ động Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X(10/04/2024)
na Cuộc thi viết “Bác Hồ với Hải Dương, Hải Dương với Bác Hồ”: Không hạn chế đối tượng, số lượng tác phẩm tham gia (10/04/2024)
Các tin cũ hơn
na Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 01/2018(31/12/2017)
na 10 kết quả nổi bật trong công tác Mặt trận tỉnh năm 2017(31/12/2017)
na Hành trang của tuổi trẻ tiếp cận tương lai(21/12/2017)
na Giá trị của tư duy kinh nghiệm và tư duy khoa học trong cuộc sống(18/12/2017)
na Đổi mới tư duy trong công tác quản lý(14/12/2017)
TIN ẢNH
VIDEO
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín