Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Toàn đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
CHUYÊN MỤC CHÍNH
Số lượt truy cập
9,136,244
Trí nhớ và hiệu quả việc học tập của học sinh
( Cập nhật:18/6/2018 07:00:12)

Trí nhớ không phải là một năng khiếu bẩm sinh, mà do quá trình rèn luyện. Như vậy, để có một trí nhớ tốt mỗi người cần phải rèn luyện thường xuyên...

 

Ảnh minh họa

Hiện nay có hàng vạn các em học sinh THPT đang tích cực chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp. Có nhiều yếu tố liên quan đến hiệu quả của kỳ thi, trong đó trí nhớ là một yếu tố rất quan trọng. Nó gắn liền với quá trình học tập, ôn tập kiến thức của các em hiện nay. Vậy làm thế nào để có được một trí nhớ tốt?

Thông thường, người ta có thể hiểu trí nhớ là quá trình sắp xếp, lưu giữ thông tin, kinh nghiệm quá khứ để có thể sử dụng lại nó trong hoạt động hoặc đưa nó vào phạm trù của ý thức. Nói cách khác, trí nhớ là một quá trình bao gồm việc ghi nhớ, tái nhận và tái hiện. Nhờ có trí nhớ mà con người có thể gắn quá khứ với hiện tại và tương lai. Trí nhớ của con người được hình thành trên cơ sở của giáo dục và phát triển.

Tương truyền, có một lần tình cờ Cao Bá Quát được xem bảng vay nợ của dân chúng đối với Vua. Chẳng may bản nợ của nhà Vua bị mất cắp. Vua không biết làm thế nào để đòi số tiền dân nợ. Giữa lúc đó lại có người tâu lên Vua là Cao Bá Quát có lần được xem. Thấy vậy, Vua liền gọi ông vào triều đình và hỏi xem ai đã lấy bản nợ. Chẳng biết ai là thủ phạm Cao Bá Quát đành phải dùng trí nhớ đọc lại bản nợ cho Vua chép từ đầu đến cuối. Qua một phép tính cộng Vua vui mừng khôn xiết vì thấy kết quả hoàn toàn ăn khớp với số tiền tổng cộng mà bấy lâu nay Vua đã tâm niệm.

Ngày nay, khi xã hội phát triển thì việc học tập cũng phát triển theo. Hoạt động học tập của các em bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi yếu tố có một vị trí và vai trò nhất định, nhưng các thầy giáo, cô giáo, các ông bà, cha mẹ phải đặc biệt chú ý tới sự rèn luyện trí nhớ, vì đó là nhân tố cơ bản của hoạt động trí óc con người. Nếu thiếu nó thì không thể có bất kì hoạt động sáng tạo nào. V.I.Lênin đã nói: “Chúng ta không cần kiểu học vẹt, nhưng chúng ta cần phát triển và hoàn thiện trí nhớ của mỗi người bằng các tri thức và những sự kiện chủ yếu”.

Để việc ghi nhớ tài liệu trong quá trình học tập nói chung, trong thời gian ôn tập nói riêng của các em đạt hiệu quả tốt, chúng ta cần rèn cho các em một số kỹ năng luyện trí nhớ sau:

Chuẩn bị tâm thế trước khi bắt tay vào việc học

Tức là sự chuẩn bị thiên hướng tâm lí của các em trước một đối tượng cần lĩnh hội, nhằm đảm bảo tính bền vững có mục đích rõ rệt của hoạt động lĩnh hội đối với bài học. 

Tập trung tư tưởng cao trong lúc học, không phân tán tư tưởng, không suy nghĩ lan man

Đây là việc hướng hành động của các em vào một đối tượng lĩnh hội cụ thể, nó mang lại sự thống nhất của những mắt xích trong cấu tạo chức năng hành động, tạo nên sự thành công trong thực hiện hoạt động đó. Tập trung tư tưởng được coi là một quá trình mà nhờ nó các em nhận thức được rõ ràng nội dung của đối tượng lĩnh hội và sự toàn vẹn về cơ cấu tổ chức của kinh nghiệm quá khứ. 

Tạo hứng thú với tài liệu học tập

Điều đó có nghĩa là rèn cho các em có lòng khao khát đi sâu tìm hiểu nội dung tài liệu học tập nhằm nhanh chóng phát hiện ra lôgíc của nó để dựa vào đó có thể ghi nhớ được tài liệu một cách thuận lợi nhất. Dấu hiệu chính của hứng thú nhận thức tài liệu học tập là tính tích cực trí tuệ của các em. 

Biết vận dụng tổng hợp các giác quan trong quá trình ghi nhớ

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các nhà khoa học đã cho hay: khả năng lưu giữ thông tin của các giác quan như sau: Đọc: 5%, nghe: 15%, nhìn: 20%, nghe + nhìn: 25%, thảo luận, trao đổi: 55%, thu nhận kinh nghiệm bằng hành động: 75%, nói lại cho người khác: 90%.

Từ những kết quả trên cho thấy mỗi khi học bài, các em cần biết huy động đồng thời sự hoạt động của các giác quan nhằm nâng cao hiệu quả lưu giữ thông tin trong bộ não theo phương châm:

"Mắt nhìn, miệng nhẩm, tai nghe

Tay liền cây bút để ghi nhớ bài

Tư duy tích cực trả lời

Tại sao, làm gì, ắt sẽ nhớ lâu.

Đọc rồi gấp vở vào mau

Hình dung tái hiện trong đầu kiểm tra."

Thường xuyên ôn luyện tri thức đã được lĩnh hội

Tục ngữ có câu: “Ôn cố tri tân”. Tức là học cái mới phải đi đôi với ôn cái cũ. Đó là hai việc làm được gắn bó chặt chẽ với nhau để đảm bảo việc ghi nhớ được lâu dài. "Đừng bao giờ học phần sau khi chưa nắm vững phần trước”. Kết quả nghiên cứu của nhiều công trình cho thấy khối lượng trí nhớ và độ bền vững của nó còn phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm sống và trạng thái tâm lí lúc ghi nhớ của mỗi học sinh. Kinh nghiệm thực tế cho hay nên ôn tập những tài liệu quan trọng vào thời điểm trước khi đi ngủ và lúc buổi sớm dậy.

Trong quá trình ôn luyện tri thức, các em cần biết hệ thống hóa kiến thức theo một lôgíc nhất định để có thể nhớ được lâu dài. Người ta thường nói: "Một trí óc có nhiều tri thức mà không được hệ thống hóa, cũng giống như một tủ thuốc không sắp thành ngăn, không xếp thành ô, lúc cần không tìm ra được vị thuốc cần thiết, thậm chí còn nhầm lẫn gây ra nguy hiểm nữa”. Quả thật, trí nhớ cũng là một loại kho tàng cần định kì được thu dọn, sắp xếp lại. Bởi vì, trật tự theo một hệ thống, đó là yêu cầu đầu tiên của việc học tập và nghiên cứu khoa học”.

Tuân thủ các nguyên tắc khoa học trong khi học

Sau 50 phút học cần nghỉ giải lao 10 phút cho các nơron thần kinh được phục hồi năng lượng; tránh bắt não bộ phải suy nghĩ nhiều vấn đề trong cùng một lúc; thường xuyên thay đổi phương thức làm việc, phương phâp tư duy tiếp cận vấn đề; tích cực sử dụng phương pháp môt hình hóa, bản đồ tư duy trong lúc học... 

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Trí nhớ là do thiên bẩm hay rèn luyện mà có? Thực tế đã chứng minh, kết quả của trí nhớ chủ yếu là do quá trình rèn luyện mà có, năng khiếu chỉ đóng góp một phần nhỏ mà thôi.

Có thể khẳng định rằng, việc rèn luyện trí nhớ cho các em học sinh có một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình học tập, thiếu nó sẽ không có bất kì hoạt động tư tưởng nào, vì hoạt động tư tưởng bao giờ cũng là sự kế thừa hiện tại đối với quá khứ, là việc sử dụng kho tàng kinh nghiệm của bản thân và xã hội./.

TS. Phạm Trung Thanh

 

[Ý kiến của bạn]
Các tin mới hơn
na Nhớ nguồn cội, nghĩ đạo làm người(18/04/2024)
na Thể lệ Giải báo chí “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023 - 2024(14/04/2024)
na Biểu trưng và tranh cổ động Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X(10/04/2024)
na Cuộc thi viết “Bác Hồ với Hải Dương, Hải Dương với Bác Hồ”: Không hạn chế đối tượng, số lượng tác phẩm tham gia (10/04/2024)
na Hải Dương rút kinh nghiệm tổ chức Đại hội điểm MTTQ cấp huyện(09/04/2024)
Các tin cũ hơn
na Hãy thể hiện lòng yêu nước đúng lúc, đúng chỗ(12/06/2018)
na Quốc hội biểu quyết lùi thông qua Luật đặc khu, kêu gọi người dân bình tĩnh(11/06/2018)
na Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gặp mặt, biểu dương những gương điển hình tiên tiến(06/06/2018)
na Hải Dương: Đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị(02/06/2018)
na Kỷ niệm trọng thể 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc(30/05/2018)
TIN ẢNH
VIDEO
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín