Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Toàn đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
CHUYÊN MỤC CHÍNH
Số lượt truy cập
9,199,801
Nâng cao chất lượng các cuộc tiếp xúc cử tri
( Cập nhật:7/5/2018 09:39:13)

Thông thường mỗi năm có hai kỳ họp Quốc hội và HĐND các cấp: giữa năm và cuối năm. Theo định kỳ trước và sau kỳ họp phải tổ chức tiếp xúc cử tri (TXCT) để thông báo Nghị quyết của kỳ họp đã qua và chương trình, nội dung cơ bản của kỳ họp sắp tới, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những đề xuất, kiến nghị của nhân dân về các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng tại các địa phương.

 

Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh khóa XVI tại phường Ngọc Châu, thành phố Hải Dương

Để đảm bảo chất lượng các kỳ họp, một trong các công việc rất quan trọng cần làm đó là việc tổ chức có hiệu quả các cuộc TXCT. Cách làm truyền thống lâu nay là Mặt trận Tổ quốc phối hợp với chính quyền cùng cấp đứng ra mời đại diện cử tri các cơ sở tới dự hội nghị TXCT ở một địa điểm thích hợp.

Tại hội nghị này có hai nội dung quan trọng. Một là, các cử tri được nghe đồng chí đại diện tổ đại biểu Quốc hội, HĐND báo cáo kết quả của kỳ họp và thông báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của quê hương, đất nước trong thời gian trước đó, phướng hướng nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới. Hai là, các đại biểu đại diện cho đông đảo cử tri bày tỏ những suy nghĩ của mình về hiệu quả của các chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, các chính sách pháp luật của Nhà nước đối với nhân dân tại một địa phương nhất định.

Có thể nói: thực chất của hội nghị TXCT là sự trao đổi thông tin hai chiều giữa các đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp với các cử tri. Sự trao đổi cởi mở, thẳng thắn với phương châm nhìn thẳng vào sự thật, phản ánh đúng sự thật, không chạy theo thành tích sẽ là yếu tố cốt lõi để làm nên chất lượng hội nghị.

Thực tế cho thấy, cách tổ chức hội nghị TXCT lâu nay đã phát huy được tính dân chủ rộng rãi, giúp cho cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương (Quốc hội) và địa phương (HĐND) nắm bắt được những vấn đề bức xúc đang xảy ra ở chỗ này, chỗ khác thông qua các đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp, kịp thời chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Đồng thời theo dõi, đôn đốc, giám sát các cơ quan chức năng trong việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, cách làm trên còn thiên về chiều hướng nói cho dân nghe, việc nghe dân nói còn hạn chế. Ví dụ: Theo báo cáo của Ủy ban MTTQ tỉnh Hải Dương năm 2017 tại 19 điểm tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp thứ 3, thứ 4 với Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV, có 2.655 cử tri tham dự, nhưng chỉ có 178 ý kiến đóng góp đạt tỷ lệ 6,7%. Tại 36 điểm tiếp xúc cử tri với đại biểu HĐND tỉnh sau kỳ họp thứ 4, trước kỳ họp thứ 5 có 4.680 cử tri tham dự, nhưng chỉ có 271 ý kiến đóng góp đạt tỷ lệ 5,8%. Vậy là còn khoảng hơn 90% cử tri không có điều kiện phát biểu, chỉ ngồi nghe. Tương tự như vậy ở cấp xã thông thường hội nghị cử tri có từ 100 – 150 đại biểu. Nhưng tại hội trường thì chỉ có khoảng 10 – 15 người (chiếm 10% cử tri) phát biểu trực tiếp, còn lại 90% là chỉ ngồi nghe, không có điều kiện phát biểu.

Đành rằng sự lĩnh hội những thông tin mới, cần thiết khi ngồi nghe trong hội nghị TXCT của các đại biểu tham dự hội nghị sẽ giúp họ có điều kiện làm tốt hơn công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, các chính sách pháp luật của Nhà nước, nhưng điều quan trọng ở đây là chúng ta không tận dụng được thời gian và trí tuệ của nhiều cử tri khi đến tham dự hội nghị. Mặt khác, nội dung phát biểu của một số cử tri còn mang tính chất tự do nhằm phản ánh thực trạng tình hình đang xảy ra của bản thân hoặc một nhóm cư dân trong cộng đồng, chưa thể hiện tính phổ quát của số đông cử tri.

Để nâng cao chất lượng các cuộc tiếp xúc cử tri, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực HĐND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp cần tiếp cận cách làm khoa học hơn, tận dụng được tư duy của số đông cử tri đã sắp xếp thời gian và chuẩn bị tâm thế phát biểu những vấn đề bức xúc khi đến tham dự hội nghị TXCT. Nói một cách cụ thể là bộ phận có trách nhiệm chuẩn bị cho nội dung hội nghị TXCT cần xây dựng “PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CỬ TRI” với hai loại câu hỏi: Câu hỏi đóng, tức là câu hỏi có sẵn các phương án trả lời, cử tri chỉ cần chọn một phương án thích hợp. Câu hỏi mở, tức là câu hỏi để cử tri bày tỏ ý kiến theo chủ quan cá nhân. Nội dung các câu hỏi cần tập trung vào những vấn đề quan trọng mang tính bức xúc mà kỳ họp sẽ thảo luận để tìm kiếm các giải pháp tháo gỡ. Chẳng hạn như: Việc đánh giá chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp; sự đổi mới nội dung và phương pháp điều hành trong các kỳ họp; niềm tin của cử tri đối với sự quản lý, lãnh đạo của chính quyền...

Khi đưa giấy mời cho cử tri cần kèm theo “Phiếu trưng cầu ý kiến cử tri” để họ suy nghĩ và tham khảo ý kiến của những người xung quanh khi trả lời các câu hỏi trong phiếu. Khi đến dự hội nghị TXCT họ sẽ nộp phiếu này cho Ban Tổ chức hội nghị và chỉ trực tiếp phát biểu trao đổi những vấn đề cần thiết. Cách làm này thể hiện được tính khoa học vì nó cho ta biết một tần số lớn ý kiến của cử tri về những vấn đề mà các cấp quản lý đang quan tâm.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Những hoạt động diễn ra đối với hàng ngàn cử tri sẽ là một cơ hội thuận lợi để các nhà lãnh đạo, quản lý cơ quan quyền lực của dân xác định các căn cứ khoa học trong khi hoạch định các chủ trương, chính sách mới, nếu tiếp cận phương pháp khoa học, sáng tạo. Có điều là khi mới tiếp cận cách làm này sẽ gặp không ít khó khăn, bởi nó đòi hỏi phải có trình độ nhất định và sự đầu tư thời gian, trí tuệ thì mới xây dựng được nội dung “Phiếu trưng cầu ý kiến cử tri” có chất lượng. Hơn nữa, nó sẽ va chạm với sức ỳ của cách làm mang nặng tư duy truyền thống.

“Xã hội tồn tại nhờ niềm tin, phát triển nhờ khoa học”. Đó là qui luật phù hợp với xu thế của thời đại. Nguyện vọng khát khao của đông đảo cử tri là Quốc hội và HĐND các cấp không ngừng đổi mới trong tổ chức và hoạt động, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương phù hợp với lòng dân. Muốn thế phải sớm tiếp cận những thành tựu của khoa học và công nghệ trong việc tiếp xúc cử tri./.

                                                                                                  TS. Phạm Trung Thanh 

[Ý kiến của bạn]
Các tin mới hơn
na Hải Dương giám sát các đại biểu dân cử(26/04/2024)
na Tăng cường kiểm tra, giám sát sau tiếp xúc đối thoại(20/04/2024)
na Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương sẽ tiếp xúc cử tri 6 huyện trong 3 ngày(20/04/2024)
na Họp đoàn giám sát việc thực hiện Chương trình hành động của đại biểu dân cử(16/04/2024)
na Hải Dương: Tiếp tục đưa phong trào thi đua "Dân vận khéo" thấm sâu và lan tỏa trong đời sống nhân dân(05/04/2024)
Các tin cũ hơn
na Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Thanh Hà(28/04/2018)
na Huyện Tứ Kỳ: Tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh(28/04/2018)
na Xây dựng chính sách, pháp luật sát đời sống (27/04/2018)
na Tập trung triển khai hiệu quả công tác dân vận "Năm dân vận chính quyền” 2018(21/04/2018)
na Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 BCH Đảng bộ tỉnh(17/04/2018)
TIN ẢNH
VIDEO
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín