Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Toàn đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
CHUYÊN MỤC CHÍNH
Số lượt truy cập
9,138,809
Tính khoa học và nghệ thuật trong công tác dân vận
( Cập nhật:31/8/2017 18:21:36)

“Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Chân lý ấy đã được khẳng định. Vấn đề đặt ra làm thế nào để vận động được quần chúng tự giác, nhiệt tình tham gia cách mạng...

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 (ảnh tư liệu)

Bài toán phức tạp đó phụ thuộc vào nhiều thông số, nhưng yếu tố cốt lõi là phải làm tốt công tác dân vận. Tại sao vậy? Vì theo quan điểm của Bác Hồ: “Dân vận là vận động tất cả các lực lượng, của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho” (1). Xem như vậy, chúng ta thấy đây là một hoạt động mang tính xã hội cao, nó đòi hỏi tất cả những ai tham gia công tác dân vận phải nhận thức được một cách sâu sắc rằng: bản chất của việc làm này vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Bởi thế, nó đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo cả về tư tưởng, tình cảm, ý chí và phương thức tiến hành trước khi hành động. Điều đó được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Một là, người làm công tác dân vận phải có sự hiểu biết sâu rộng những nội dung của công tác dân vận. Nói một cách khái quát, đó chính là những chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những truyền thống của dân tộc, các quy định về phong tục tập quán của địa phương… Khi muốn vận động quần chúng thực hiện tốt một vấn đề nào đó, người làm công tác dân vận phải rèn luyện cho mình phong cách tư duy khoa học biện chứng, tức là phải nhìn nhận sự việc, hiện tượng ở ba giai đoạn: trước đây nó đã nảy sinh như thế nào? Hiện tại nó đang diễn biến ra sao? Và tương lai nó sẽ đi đến đâu?

Có nắm chăc quá trình diễn biến của sự việc ở các thời điểm ấy thì mới xét đoán được bản chất của vấn đề, trên cơ sở đó mới tìm kiếm được các biện pháp giải quyết một cách thích hợp. Nếu chỉ nhìn nhận sự việc ở một thời điểm nhất định thì không đủ căn cứ khoa học để qui kết cái bản chất và như thế sẽ không giải quyết được vấn đề một cách triệt để. Mặt khác chúng ta cần thấy là con người luôn có quan hệ với môi trường xung quanh.

Cho nên khi xem xét một sự việc nào đó phải xuất phát từ cái chung rồi đi đến cái riêng. Vì khi con người tác động vào tự nhiên, làm thay đổi môi trường tự nhiên thì nó cũng làm thay đổi bản tính của chính mình và phát triển những năng khiếu tiềm tàng trong bản thân mình. C. Mác đã viết: “Bất cứ quan hệ nào của con người đối với bản thân mình, đều chỉ được thực hiện, biểu hiện trong quan hệ của con người, đối với những người khác” (2). Bởi thế, khi xem xét, đánh giá vận động một con người cụ thể nào đó, chúng ta không nên tách biệt họ ra khỏi môi trường mà họ đang sống. Ngược lại, phải có cách nhìn thấu tình đạt lý với quan điểm caí chung làm sáng tỏ cái riêng, cái riêng làm cho cái chung ngày càng phong phú, đa dạng thêm.

Hai là, người làm công tác dân vận phải hiểu được bản chất của con người (hay còn gọi là khách thể) mà mình tiếp xúc vận động, tuyên truyền. Đây là một việc làm không đơn giản, vì bản chất con người không nằm ở các hình thức biểu hiện ở bên ngoài như đầu tóc, quần áo trang phục, vóc dáng, phong cách mà là những biểu hiện mang tính chất xã hội của con người. Nói như thiên tài C. Mác: “Bản chất con người không phải là cái trừu tượng vốn có của một cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” (3).

Bởi vậy, khi muốn vận động một đối tượng nào đó thực hiện một quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước, chúng ta không nên tách họ ra khỏi các mối quan hệ vốn có. Ngược lại, phải tìm hiểu xem họ đã chịu sự ảnh hưởng như thế nào trong sự tác động của các mối quan hệ đó. Ở đây sẽ xảy ra hai khả năng: hoặc họ đã đồng thuận tiếp nhận sự góp ý tích cực của những người xung quanh, hoặc họ phản ứng không đồng tình với những tác động của cộng đồng dân cư. Có nắm được thực trạng trên, chúng ta mới lựa chọn được phương pháp giải quyết tương ứng với tâm trạng của đối tượng vận động.

Có điều cần lưu ý là, sự diễn biến tư tưởng về sự tiệp cận cái mới trong đời sống tâm l của con người thường không diễn ra theo con đường thẳng, mà có sự loanh quanh, khúc khuỷu, từng bước thay đổi, thậm chí có khi bảo thủ, quanh co, chần chừ trước khi tiếp nhận. Trong trường hợp này đòi hỏi chúng ta phải có thái độ bình tĩnh, kiên trì theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” thì mới thành công.

Cái cốt lõi của vấn đề là ở chỗ chúng ta phải làm cho đối tượng hiểu được lợi ích thiết thực của việc họ cần làm, nhiệm vụ và trách nhiệm họ phải hợp tác. Có điều là, chúng ta không nên để họ đơn phương suy nghĩ và hành động. Ngược lại, phải tạo điều kiện thuận lợi về tâm lý để họ sẵn sàng tham gia.

Nói cách khác là, chúng ta phải chủ động đến với đối tượng, cùng nhau chia sẻ ngọt bùi, qua đó phát hiện ra những tiềm năng, kinh nghiệm mà họ đã tích lũy được, trên cơ sở đó mà tổ chức các hành động cách mạng, động viên, khuyến khích họ cùng tham gia. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Những người làm dân vận phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc” (4).

Ba là, phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá, động viên khen thưởng kịp thời. Dân vận là một hoạt động xã hội diễn ra trong một thời gian nhất đinh có điểm đầu điểm cuối. Bởi thế, khi triển khai một nội dung vận động nào đó, người làm công tác dân vận phải xây dựng cho mình một kế hoạch mang tính khoa học rõ ràng với phương châm “kế hoạch 10 phần thì biện pháp cụ thể là 20 phần và chỉ đạo thực hiện sát sao phải 30 phần”; phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ với quần chúng nhân dân đánh giá những mặt mạnh đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại để kịp thời tìm cách tháo gỡ, động viên, khen thưởng những cá nhân và đơn vị có nhiều thành tích tiêu biểu.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam những năm qua cho thấy: Dân vận là một công việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó là một nhân tố góp phần quyết định sự thắng lợi trong quá trình thăng trầm của lịch sử. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” (5)./. 

---------

(1),(4),(5) Hồ Chí Minh toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nôi,1995, T5,tr 698 – 700

(2). C.Mác. Bản thảo kinh tế triết học, năm 1884. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1962, tr.95

(3). C.Mác. Tuyển tập. TII, Nxb Sự Thật, Hà Nôi, 1971,tr. 492.

TS. Phạm Trung Thanh

[Ý kiến của bạn]
Các tin mới hơn
na Nhớ nguồn cội, nghĩ đạo làm người(18/04/2024)
na Thể lệ Giải báo chí “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023 - 2024(14/04/2024)
na Biểu trưng và tranh cổ động Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X(10/04/2024)
na Cuộc thi viết “Bác Hồ với Hải Dương, Hải Dương với Bác Hồ”: Không hạn chế đối tượng, số lượng tác phẩm tham gia (10/04/2024)
na Hải Dương rút kinh nghiệm tổ chức Đại hội điểm MTTQ cấp huyện(09/04/2024)
Các tin cũ hơn
na Khai mạc Hội nghị tập huấn công tác Mặt trận cho 28 tỉnh, thành phía Bắc(29/08/2017)
na Thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị Hải Dương - Viêng Chăn(23/08/2017)
na Niềm tin, yếu tố quyết định sự thành công(19/08/2017)
na Vững bước đi lên với tinh thần Cách mạng Tháng Tám(19/08/2017)
na Hành động - Thước đo giá trị nhân cách con người(16/08/2017)
TIN ẢNH
VIDEO
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín