Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Toàn đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
CHUYÊN MỤC CHÍNH
Số lượt truy cập
9,474,473
Mặt trận Tổ quốc các cấp và việc xây dựng đời sống văn hóa xã hội văn minh, hiện đại
( Cập nhật:3/7/2019 06:13:12)

Khi nghiên cứu bản Dự thảo Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương khóa XV trình Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2019 – 2024, tác giả bài viết thật sự vui mừng, phấn khởi về nhiều thành tích tốt đẹp mà Uỷ ban MTTQ tỉnh đã đạt được trong suốt 5 năm qua.

Ở bài viết này, tôi chỉ xin bày tỏ niềm vui về công tác Mặt trận với việc xây dựng đời sống văn hóa xã hội văn minh, hiện đại.

 

Đồng chí Nguyễn Quang Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh dự Ngày hội Đại đoàn kết tại thôn Ngô Đồng, xã Nam Hưng, huyện Nam Sách

Xét về mặt khoa học, từ xưa đến nay đã tồn tại nhiều quan niệm về văn hóa khác nhau. Thời nguyên thủy người ta cho rằng văn hoá là một phức hợp nhiều mặt, do con người tạo nên và mang tính xã hội. Cách hiểu văn hoá ở phương Đông và phương Tây cũng có sự khác nhau, nhưng đều phản ánh tính giá trị, thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người, làm cho con người và xã hội ngày một tiến bộ hơn, ngày càng xa rời trạng thái nguyên sơ, khẳng định tính người.

Theo quan niệm của tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) thì văn hoá là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, văn hoá giúp cho con người tự hoàn thiện, quyết định tính cách riêng của một xã hội, làm cho dân tộc này khác dân tộc khác. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh thì văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.

Thông qua nhiều phong trào thi đua yêu nước, nhiều cuộc vận động đong đầy ý nghĩa nhân văn, MTTQ Việt Nam các cấp đã đem đến cho đông đảo quần chúng nhân dân thuộc các tầng lớp khác nhau nhận thức được một cách sâu sắc văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng. Nó đóng vai trò quan trọng tạo ra bước phát triển mới trong cả tư duy lẫn hành động của con người và cộng đồng. Với tư cách là động lực, văn hóa đã thúc đẩy từng cá nhân, gia đình, thôn, khu dân cư, xã, phường, thị trấn ngày càng gắn bó chặt chẽ, đoàn kết và hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn.

Bằng sự nỗ lực hoạt động không mệt mỏi trên mặt trận văn hoá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, những người làm công tác Mặt trận đã gắn kết những cá nhân và đơn vị lại với nhau theo tinh thần “ba cây chụm lại lên hòn núi cao”. Đúng là “sự hiểu biết lẫn nhau, sự học tập và tôn trọng nhau xưa nay đều thể hiện sâu sắc qua văn hoá, nơi tập trung những biểu hiện rực rỡ nhất của tâm huyết và sức sáng tạo của con người”.

Tổ chức tốt Ngày hội Đi đoàn kết toàn dân tộc 18/11 hng năm là một nét đẹp văn hóa tiêu biểu. 1.469/1.469 thôn, khu dân cư trong toàn tỉnh (đạt tỷ lệ 100%) thực hiện có hiệu quả Ngày hội này, trong đó có 50% thôn, khu dân cư tổ chức bữa cơm thân mật, ấm áp tình làng nghĩa xóm.

Tuy mức độ vật chất, tính chất phong tục tập quán ở mỗi nơi có khác nhau, nhưng cái quí nhất ở nơi nào cũng đạt được đó là sự giao lưu tình cảm của những người cùng nhau tham dự bữa cơm. Họ chuyện trò vui vẻ, trao cho nhau những kinh nghiệm cuộc đời, chia sẽ với nhau những cảm xúc buồn, vui.

Cũng trong Ngày hội này, các Ban Công tác Mặt trận thôn, khu dân cư đã kịp thời biểu dương, khen thưởng những cá nhân và tập thể đạt nhiều thành tích tiêu biểu trong năm. Tính trung bình mi năm có hơn 7.000 gia đình được cấp Giấy chứng nhận “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền”; Tặng hàng ngàn suất quà, hàng chục ngôi nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

Có thể nói thông qua việc tổ chức có chất lượng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, MTTQ các cấp đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của các cá nhân và gia đình thuộc các cộng đồng dân cư khác nhau trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó MTTQ các cấp, nhất là cấp cơ sở đã chủ động vận động nhân dân gương mẫu thực hiện có hiệu quả những nếp sống văn hóa mới. Chẳng hạn như việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang đã thu hút mối quan tâm của cả hệ thống chính trị ở nhiều địa phương trong tỉnh. Đó là phần việc không chỉ liên quan tới mục tiêu xây dựng nếp sống, lối sống văn minh, mà còn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội.

Nếp sống văn minh trong việc tang là điều có thể nhận ra ở nhiều địa phương khác. Nhiều nơi đưa nội dung này vào hương ước, quy ước; tổ chức tuyên truyền, vận động đẩy lùi hủ tục lạc hậu; quy hoạch nghĩa trang; khuyến khích hỏa táng với chính sách hỗ trợ tích cực... Kết quả là tình trạng tổ chức tang lễ rườm rà, kéo dài nhiều ngày, ăn uống tràn lan… được cải thiện rõ rệt. Hủ tục lăn đường, khóc mướn, cờ bạc hầu như không còn.

Thực tế cho thấy đã có 918/1.469 thôn, khu dân cư (chiếm tỷ lệ 62,5%) thực hiện tốt các qui định nếp sống văn minh trong việc tang. Đã có 720/1.469 thôn, khu dân cư (chiếm tỷ lệ 49,1%) thực hiện có hiệu quả mô hình “Tự quản bảo vệ môi trường”; có 1.097/1.469 thôn, khu dân cư (chiếm tỷ lệ 74,7%) đạt tiêu chí mô hình “Tự quản đảm bảo an ninh trật tự”; có 1.280/1.469 thôn, khu dân cư (đạt tỷ lệ 87,1%) làm tốt công tác vận động nhân dân thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”… Thực tiễn cho thấy, trong nhiệm kỳ qua MTTQ các cấp đã từng bước hiện thực hóa được lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh văn hoá có tác dụng “sửa đổi tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, sửa xã hội cũ, xây xã hội mới”.

Có thể nói: văn hoá là một bộ phận hợp thành toàn bộ đời sống xã hội; thiếu nó, cơ chế xã hội không thể phát triển hoàn thiện được. Sự phát triển của văn hoá, với tính chất “là một kiến trúc thượng tầng”, phải dựa trên những sự phát triển của hạ tầng cơ sở.  Lối sống văn hóa lành mạnh là những hành vi, cử chỉ, thói quen ứng xử đẹp đẽ đã được kiểm nghiệm trong cuộc sống, phù hợp với thị hiếu của đông đảo quần chúng nhân dân trong cộng đồng dân cư và xã hội. Đó là lối sống mang ý nghĩa chuẩn mực phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, có tác động tích cực đối với việc xây dựng nhân cách con người nói riêng, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc nói chung. Người có lối sống văn hóa lành mạnh là người có sự hiểu biết sâu sắc phạm trù đạo đức của con người, luôn hướng tới những giá trị cao đẹp, biết tôn trọng bản thân và người khác.

Ngày nay, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, mỗi người, mỗi gia đình nói riêng, xã hội nói chung không chỉ chịu ảnh hưởng của các nước trong khu vực và trên thế giới về kinh tế, chính trị, khoa học, xã hội mà còn chịu sự tác động mạnh mẽ của những giá trị tinh thần, lối sống văn hóa của thời đại. Nghị quyết Đại hội Đảng khóa IX đã khẳng định: “Cần nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng, bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống văn hóa, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội”.

Trong thời gian qua, MTTQ các cấp và các đoàn thể nhân dân đã tích cực tuyên truyền vận động mọi người quyết tâm xây dựng đời sống văn hóa; duy trì, giữ vững phát huy truyền thống văn hóa, bởi thế, đến nay toàn tỉnh đã có 93,34% làng, khu dân cư đạt danh hiệu “Làng, khu dân cư văn hóa” và 88,6% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”. Dù trong bất kỳ thời điểm nào, gia đình cũng là nơi giữ gìn, lưu truyền, xây dựng, bồi đắp, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những phong tục lành mạnh thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa của quê hương, đất nước: tôn trọng đạo lý, sống có nghĩa tình, say sưa học tập, giàu lòng nhân ái, sẵn sàng xả thân “mình vì mọi người”, thủy chung.

Bác Hồ dạy: “Hạt nhân của xã hội là gia đình”, vì vậy, xây dựng gia đình văn hóa là một vấn đề quan trọng trong giai đoạn cách mạng hiện nay, nhằm “làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mỗi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển...”. Đây thực sự là cuộc vận động lớn, toàn diện mang ý nghĩa sâu sắc của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập hiện nay. Và ở đó, MTTQ Việt Nam các cấp với nhiệm vụ tập hợp, xây dựng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội sẽ đóng vai trò là hạt nhân nòng cốt là lực lượng tiên phong, gương mẫu trong quá trình tổ chức xây dựng văn hóa cộng đồng, xã hội ngày càng văn minh, hiện đại./.

TS. Phạm Trung Thanh
[Ý kiến của bạn]
Các tin mới hơn
na Ủy ban MTTQ tỉnh triển khai kế hoạch xây nhà Đại đoàn kết (đợt 1) năm 2024 (20/03/2024)
na Hải Dương hoàn thành lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã(10/03/2024)
na Khánh thành, bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo phường Bến Tắm(31/01/2024)
na Hải Dương vận động trên 35 nghìn suất quà Tết cho người nghèo(31/01/2024)
na Hải Dương có thêm 21 xã nông thôn mới nâng cao, 5 xã nông thôn mới kiểu mẫu(31/12/2023)
Các tin cũ hơn
na 5 mô hình tự quản phát huy hiệu quả (02/07/2019)
na Để không phải vận động người dân dùng hàng Việt(29/06/2019)
na Những điểm sáng ở khu dân cư(25/06/2019)
na Điển hình tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (23/06/2019)
na MTTQ các cấp chung tay vì người nghèo (08/06/2019)
TIN ẢNH
VIDEO
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín