Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Toàn đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
CHUYÊN MỤC CHÍNH
Số lượt truy cập
9,492,354
Vận động bầu cử - Những kỹ năng cần thiết (bài hai: Kỹ năng nghe và đối thoại trong giao tiếp)
( Cập nhật:4/4/2016 19:51:30)

Nghe, nói là hoạt động tự nhiên và thường xuyên đối với mỗi người. Nhưng nghe như thế nào, nói làm sao để thuyết phục mọi người xung quanh thì cần có mội kỹ năng, một nghệ thuật, nhất là đối với người cán bộ, người lãnh đạo, người của công chúng (đại biểu dân cử).

Kỹ năng nghe (lắng nghe)

Con người, ai cũng đều nghe được (trừ người bị điếc); nhưng nghe như thế nào để người nói muốn nói hết, muốn “Dốc bầu tâm sự”, có thiện cảm với người nghe là một nghệ thuật và cần có kỹ năng nghe.

Lắng nghe là kỹ năng sống rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, nó không chỉ giúp bạn kiềm chế được cảm xúc của mình mà còn giúp bạn học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích. Nếu bạn tôn trọng ý kiến của người khác (qua lắng nghe) thì chắc chắn họ cũng tôn trọng ý kiến của bạn và ngược lại.

Nghe quan trọng hơn nói. Tại sao lắng nghe lại quan trọng hơn nói. Có lẽ không ít người cho rằng nếu mình không nói thì người khác sẽ không đánh giá được con người, năng lực của mình, như thế có thể họ cho mình là người không thông minh. Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai. Phần đông trong chúng ta thường chỉ chú ý đến nói chứ ít chú ý đến nghe. Nếu người biết nói có thể tạo ấn tượng trước người khác thì người biết nghe sẽ tạo được cảm giác quan tâm, gần gũi, thân thiết. Nhưng phải nghe như thế nào cho đúng để được gọi là biết nghe, đó là một câu hỏi mà không ít người đang đi tìm câu trả lời cho mình.

Say đây là những bí quyết trong nghệ thuật lắng nghe:

Thứ nhất, nghe cẩn thận. Việc lắng nghe người khác cẩn thận thể hiện sự tôn trọng người nói. Khi chú ý lắng nghe cẩn thận bạn sẽ cảm thấy sự đồng cảm và giúp bạn dành được lòng tin của người khác. Việc lắng nghe không phải chỉ đơn thuần là những cái gật đầu cho có, rồi vội vàng đưa ra lời khuyên hay góp ý chưa phù hợp với mong muốn của người đang chia sẻ. Hãy nghĩ rằng câu chuyện mà bạn đang được người khác chia sẻ nó vô cùng quan trọng với bản thân mình, nếu để lọt bất kỳ một chi tiết nào cũng có thể khiến bạn hối tiếc.

Thứ hai, nghe kiên nhẫn. Trong nghệ thuật giao tiếp, yêu cầu người nghe phải biết kiên nhẫn. Điều đó không phải ai cũng làm được, bởi sẽ có những câu chuyện, những vấn đề mà bạn không hề quan tâm và có hứng thú, khi đó việc sao lãng khi nghe là điều không khó tránh khỏi. Vậy để thành công nên học cách kiên nhẫn lắng nghe. Kiên nhẫn không phải là việc cố gắng nghe hết câu chuyện từ đầu tới cuối mà kết quả là không hiểu được vấn đề của câu chuyện. Tất nhiên nếu câu chuyện đó không phải là vấn đề mình quan tâm thì không nhất thiết phải cố tỏ ra đồng ý với quan điểm hoặc cố chỉ ra những điểm chưa đúng của đối phương. Những lúc như vậy ta hãy thể hiện bằng những cái gật đầu hoặc nói: “Tôi hiểu những gì bạn đang suy nghĩ” hoặc “Bạn hãy chia sẻ với tôi tất cả những gì bạn đang băn khoăn, tôi sẵn sàng lắng nghe bạn”…

Thứ ba, tạo ra dấu hiệu là bạn hứng thú với câu chuyện. Khi lắng nghe bạn không nên chỉ đứng yên nhìn chăm chăm vào người nói, bạn cần có những hành động để người nói biết rằng bạn đang rất hứng thú với câu chuyện họ đang kể.

Trong lúc lắng nghe bạn nên có những cái gật đầu thể hiện rằng bạn hiểu và đang rất quan tâm đến câu chuyện của người nói. Bên cạnh đó bạn có thể có những phản ứng như: ừ, à, vâng… Những hành động đó tuy rất nhỏ nhưng sẽ làm cho người nói biết rằng bạn đang rất chú ý lắng nghe và hứng thú với câu chuyện của họ.

Thứ tư, chắc rằng bạn hiểu được tất cả câu chuyện bạn được nghe. Đừng để khi câu chuyện kết thúc mà bạn không biết người nói đã nói những gì, họ muốn truyền đạt gì tới bạn. Điều đó vô cùng nguy hiểm, bởi đó là biểu hiện của sự không tôn trọng người khác. Hãy chắc chắn bạn hiểu được tất cả câu chuyện bạn đã nghe được. Trong khi lắng nghe sẽ có những điểm bạn không hiểu, nếu có thể bạn hãy hỏi lại ngay để hiểu được vấn đề, nếu không bạn hãy ghi nhớ và hỏi lại ngay khi câu chuyện kết thúc.

Thứ năm, không cắt ngang khi người khác đang nói. Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu như câu chuyện của bạn bị người khác cắt ngang? Chắc chắn là rất khó chịu đúng không? Vậy khi người khác đang nói bạn cũng không nên cắt ngang lời nói của họ. Việc cắt ngang lời nói của người khác không những làm cho họ bị đứt mạch, không còn hứng thú tiếp với câu chuyện mà còn thể hiện bạn là người thiếu lịch sự, không tôn trọng họ. Phản ứng lại người nói là việc cần làm, nhưng việc phản ứng đó phải đúng lúc, đúng chỗ mới thể hiện bạn là người biết lắng nghe và kiên nhẫn khi lắng nghe.

Thứ sáu, tôn trọng ý kiến của người khác. Không nên đả kích hay chê bai ý kiến của họ. Làm như vậy sẽ khiến cho họ cảm thấy không được tôn trọng. Một ý kiến hay hay dở cũng đều phải suy nghĩ, cân nhắc trước khi nói ra. Vì vậy, cho dù thế nào khi nghe chúng ta nên tỏ thái độ tích cực, nếu không chính chúng ta sẽ biến mình thành con người ích kỷ, nhỏ nhen. Vì vậy, hãy tôn trọng ý kiến của người khác trước khi bạn muốn họ tôn trọng ý kiến của mình.

Thứ bảy, phản hồi lại ý kiến. Một việc làm không kém phần quan trọng trong kỹ năng lắng nghe mà bạn cần phải có đó là phản hồi lại ý kiến người nói.

Có thể bạn hiểu được câu chuyện, cũng có thể bạn không hiểu nhưng bạn cần phải có phản hồi lại những gì bạn đã nghe được. Khi hiểu được câu chuyện bạn sẽ phản hồi bằng cách cùng người nói chia sẻ về vấn đề câu chuyện họ đã nói, nhưng khi không hiểu bạn cần phải hỏi lại như: “Xin lỗi, tôi không hiểu lắm về vấn đề này, bạn (anh, chị) có thể nói lại được không?” hay “Có phải bạn muốn nói về vấn đề…”.  Việc phản hồi lại ý kiến của người khác chứng tỏ bạn đã lắng nghe họ một cách cẩn thận. Bạn đã đặt mình vào vị trí của người nói để lắng nghe và thấu hiểu họ.

Kỹ năng đối thoại

Đối thoại thực chất là nói, nhưng không chỉ nói một chiều mà nói có sự trao đổi trực tiếp giữa hai người, hoặc giữa một người với nhiều người; nhưng đối thoại thế nào để bạn nắm được ý kiến, ý định của người khác, khuyến khích để họ nói hết những điều họ muốn nói với bạn là vấn đề kỹ năng.

Trong hoạt động dân cử ứng cử viên, đại biểu (gọi chung là đại biểu) thường phải đối thoại trong các trường hợp: tiếp xúc với cử tri, với nhân dân; tiếp xúc với  phóng viên báo chí,... Để có một cuộc đối thoại tốt, bạn phải chuẩn bị cả nội dung sẽ nói và dự kiến cả những vấn đề cử tri sẽ hỏi để trao đổi, trả lời.

Để đối thoại hiệu quả cần rèn luyện các kỹ năng sau:

Một là, phải biết mình nói gì. Bạn cần phải biết chính xác bạn sẽ đưa người nghe đến đâu. Hãy liệt kê điều muốn nói thành 3 hay 4 điểm chính và soạn bài nói của mình tập trung vào những điểm này, việc đưa ra quá nhiều thông tin hay không đủ thông tin cũng đều dở như nhau. Cần thực hành (tập dượt), hãy liệt kê ra những gì bạn sẽ nói và tập nói 1 hay 2 lần. Sẽ rất hay nếu như bạn canh thời gian trong khi tập, việc đó sẽ giúp bạn kiểm soát được thời gian nói mà không sợ bị lố.

Hai là, hãy là chính mình. Nhiều người cảm thấy cần phải rập khuôn theo phong cách của ai đó khi nói trước đám đông, đó là vì họ cảm thấy họ không đủ tự tin để lôi cuốn sự chú ý của khán giả. Đừng nên chỉ tập trung vào vấn đề chính, đôi khi những giai thoại cá nhân hay những mẩu chuyện nhỏ cũng là một cách rất tốt để hòa nhập với khán giả.

Ba là, coi khán giả (người nghe) là bạn bè. Khán giả luôn quan tâm tới những gì bạn sẽ nói và muốn nghe bạn nói về vấn đề đó. Hãy cố gắng nhìn vào một ai đó một lúc. Khi nói chuyện với khán giả, tiếp thu những ý kiến phản hồi của họ để hoàn thành bài nói chuyện của mình. 

Bốn là, dự kiến những vấn đề cử tri sẽ kiến nghị hoặc chất vấn. Đây là vấn đề khó vì phải đoán trước ý định của người khác. Tuy nhiên, mỗi cuộc tiếp xúc, đối thoại đều có chủ đề chính, bạn hãy xoay quanh chủ đề đó để dự kiến các vấn đề có thể  cử tri sẽ nêu.

Năm là, chú ý khi bước lên diễn đàn. Chuẩn bị trang phục cho buổi đối thoại, đó phải là bộ đồ mà bạn cảm thấy thoải mái, phải là bộ đồ mà bạn biết sẽ làm mình nổi bật. Tùy đối tượng tiếp xúc, tùy hoàn cảnh tiếp xúc để chọn cách trang phục cho hợp lý, nhớ câu: “Y phục xứng kỳ đức”.

Có tác phong vui vẻ, tự nhiên, thái độ tự tin: mỉm cười, bước khoan thai, đầu hơi ngửng lên, ngực hướng về phía trước; nếu có hồi hộp thì thở mạnh, đưa mắt tìm người quen trong phòng; tránh nói đều đều, cần lúc mạnh, lúc nhẹ, lúc nhanh, lúc chậm, nghỉ một chút, trước và sau các ý quan trọng; nhìn thẳng vào người nghe để nói với họ, tránh nhìn xuống nền, nhìn lên trần nhà hoặc nhìn ra ngoài cửa...; khi thấy có người buồn ngủ, bạn phải nói to hơn, hăng hái hơn và nên xen vào một vài chuyện vui. Điệu bộ phải tự nhiên, không nên bắt chước ai. Bỏ những tật xấu, như: mâm mê cúc áo, đưa tay găi đầu, xỏ tay vào túi quần, sửa kính…

Sáu là, vạn sự khởi đầu nan. Khúc dạo đầu là hết sức quan trọng. Bạn phải làm cho người nghe chú ý tới bạn, có thiện cảm với bạn ngay từ đầu buổi nói chuyện qua phong thái tự tin, cởi mở và chân thành. Hết sức tránh thái độ trịnh trọng giả tạo hoặc suồng sã quá mức.

Những điều nên tránh: dùng lời lẽ sáo rỗng để vào đề; không mở đầu bằng một lời xin lỗi giả dối...; không khôi hài khi không có khiếu khôi hài. Những phương pháp vào đề cụ thể nên áp dụng: mở đầu bằng một câu chuyện ngắn; dẫn lời một danh nhân nào đó hay một câu dẫn tục ngữ, ca dao...; đặt một số câu hỏi xoay quanh đề tài; tự giới thiệu mình đối với những người nghe chưa quen biết.

Bảy là, trình bày với y tứ sáng rõ, lời lẽ khúc triết. Muốn cho ý tứ được rõ ràng, sáng tỏ, bạn phải: thấu hiểu vấn đề trình bày; không bao giờ xa chủ đề; biết tự kiềm chế, chỉ nói những điều quan trọng nhất; không lý thuyết viển vông mà nên đưa ra nhiều ví dụ, nhiều chứng cớ để minh họa; tránh nói một cách mơ hồ.

Muốn cho lời lẽ được khúc chiết, bạn phảikhông nên dùng những câu dài quá; không dùng những điển tích mà nhiều người chưa quen; tránh dùng danh từ chuyên môn quá hẹp và những từ mới chưa thông dụng. Nếu bắt buộc phải dùng các loại từ trên thì nên giảng cho người nghe hiểu nghĩa; giản dị và tự nhiên trong lời nói (không cầu kỳ, hoa mỹ, song cũng không được thô lỗ). Không dùng những câu tối nghĩa.

Tám là, không nên coi thường đoạn kết.  Nên viết trước và học thuộc lòng 2, 3 lối kết để tuỳ cảm xúc tâm lý của người nghe mà dùng cho thích hợp. Những lối kết thông dụng: tóm tắt ý trong bài nói chuyện, gọn nhưng không thiếu; kết thông qua những lời khuyên mang tính tâm lý, bằng triết lý của cuộc sống đời thường, dễ gây ấn tượng; khuyến khích người nghe hành động; đặt một vài câu hỏi, nêu một số vấn đề để người nghe tiếp tục suy nghĩ, tự tìm câu trả lời./.

Lương Anh Tế

(còn nữa - bài ba)

[Ý kiến của bạn]
Các tin mới hơn
na Chuyển biến tích trong thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị tại Đảng ủy phường Phạm Ngũ Lão(26/11/2023)
na Phường Thanh Bình: Khéo dân vận – Chìa khóa của mọi thành công!(21/11/2023)
na Xã Nam Chính thực hiện hiệu quả công tác giám sát đầu tư của cộng đồng(05/04/2023)
na Gia đình bà Trịnh thực hiện vệ sinh yêu nước(15/02/2023)
na MTTQ xã An Thanh tuyên truyền vận động Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới nâng cao(30/12/2022)
Các tin cũ hơn
na Hết lòng vì người nghèo(21/03/2016)
na Nâng cao chất lượng hội nghị tiếp xúc cử tri(19/03/2016)
na Sức mạnh đại đoàn kết luôn là lòng dân hợp lại mà thành(20/02/2016)
na Những tấm lòng nhân ái(19/01/2016)
na Hội nghị giao ban cụm thi đua 9 tỉnh Đồng bằng sông Hồng năm 2015(16/12/2015)
TIN ẢNH
VIDEO
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín