Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Toàn đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
CHUYÊN MỤC CHÍNH
Số lượt truy cập
9,153,680
Một số kỹ năng cần thiết đối với cán bộ Mặt trận Tổ quốc
( Cập nhật:26/11/2019 06:34:02)

Dù là cán bộ, công chức hay bất kỳ ai, muốn làm việc gì đạt hiệu suất, hiệu quả cao cũng đều cần tích luỹ kinh nghiệm và rèn luyện cho mình một kỹ năng nhất định. Có những kỹ năng chung cho tất cả mọi người, cũng có những kỹ năng cần riêng cho từng công việc cụ thể...

 

Ảnh minh họa

Với những kinh nghiệm được tích luỹ trong quá trình công tác của mình, tác giả bài viết xin trao đổi một số kinh nghiệm hy vọng giúp cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc các cấp, nhất là cấp cơ sở rèn luyện cho mình một kỹ năng công tác tốt nhất.

Bài một: Kỹ năng - một yêu cầu không thể thiếu đối với với mỗi con người

Kỹ năng là gì?

Có nhiều định nghĩa về kỹ năng, nhưng hiểu một cách chung nhất, kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức (được đào tạo), tri thức (văn hoá của nhân loại), kinh nghiệm (của mình và những người đi trước) của một người làm một công việc, một hoạt động thực tế đạt hiệu suất (kết quả) cao nhất. Hiệu suất ở đây được hiểu là hoàn thành một công việc trong thời gian nhanh nhất với chi phí thấp nhất.

Như vậy, để có kỹ năng, trước hết phải có sự hiểu biết (kiến thức, tri thức), rồi đến việc chuyển sự hiểu biết (mới ở giai đoạn lý thuyết) vào hoạt động thực tế và trải qua một quá trình hoạt động, tích lũy kinh nghiệm mới trở thành kỹ năng. Một người mới bắt đầu làm một công việc nào đó thì không thể có hiệu suất cao hơn người đã có thời gian làm nhiều hơn. Tuy nhiên, việc hình thành kỹ năng (nhanh hay chậm) lại phụ thuộc vào mỗi người, phụ thuộc vào khả năng tiếp thu kiến thức và sự rèn luyện (chuyển hoá kiến thưc vào thực tế) của từng người.

Các loại kỹ năng:

Trong cuộc sống, con người cần có rất nhiều kỹ năng để sống, để hòa nhập với cộng đồng, đóng góp cho sự phát triển xã hội. Có thể chia kỹ năng thành 2 loại, kỹ năng mềm (hay còn gọi là kỹ năng sống) và kỹ năng cứng (còn gọi là kỹ năng chuyên môn), là khả năng học vấn, kinh nghiệm, sự thành thạo về chuyên môn.             

Kỹ năng mềm là gì?

Là những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử, giao tiếp giữa người với người. Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, chúng quyết định khả năng một người có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Kỹ năng mềm do mỗi người tự học, tự tiếp thu, rèn luyện, rút kinh nghiệm mà có, nó ảnh hưởng lớn đến sự thành bại trong sự nghiệp và cuộc sống của một cá nhân.

Có một số kỹ năng mềm cơ bản sau: kỹ năng giao tiếp/quan hệ xã hội; kỹ năng viết; sự trung thực; làm việc theo nhóm; sự chủ động; lòng tin cậy; khả năng tập trung; giải quyết khủng hoảng; tính linh hoạt, thích ứng; kỹ năng lãnh đạo; khả năng kết nối; chịu được áp lực công việc; kỹ năng đặt câu hỏi; tư duy sáng tạo; kỹ năng nghiên cứu; tổ chức; giải quyết vấn đề; tinh thần học hỏi; định hướng chi tiết công việc; kỹ năng truyền thụ/thuyết phục; kỹ năng quản lý thời gian;...

Kỹ năng cứng là gì?

Là kỹ năng có được trên cơ sở sự vận dụng kiến thức chuyên môn đã được đào tạo vào thực tế một cách thành thạo để hoàn thành công việc với hiệu suất cao, chi phí thấp.

Kỹ năng cứng có thể giúp bạn hoàn thành tốt công việc, được xếp lương cao, nhưng chưa chắc đã là người thành đạt, nếu như không kết hợp được với những kỹ năng mềm cần thiết. Đã có sự thống kê, một người gọi là thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng cứng chỉ chiếm 25 đến 30%, còn lại 70 - 75% là do kỹ năng mềm. Điều đó lý giải, tại sao giới trẻ Việt Nam học rất giỏi trên ghế nhà trường nhưng khi tốt nghiệp, đi làm vẫn chưa đạt được thành công như mong muốn?

Vì sao mỗi người cần có kỹ năng?

Không ai sinh ra là có kỹ năng ngay được, nếu có thì đó là năng khiếu bẩm sinh chứ không phải kỹ năng. Để có được kỹ năng, mỗi người phải tự ý thức, học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm, điều chỉnh phù hợp mới có thể trở thành kỹ năng. Không thể qua một lớp đào tạo (kể cả 4 đến 5 năm đại học), qua một vài ngày tập huấn mà có thể có kỹ năng ngay được, những lớp tập huấn gọi là kỹ năng cũng chỉ là trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu các kỹ năng, trên cơ sở đó người học tự rèn luyện để trở thành kỹ năng của mình, khi đó mới thành công.

Không thể có kỹ năng cho một người nếu người đó không chịu rèn luyện, học tập từ bạn bè từ thực tiễn, không tự rút kinh nghiệm, làm việc theo kiểu "được chăng hay chớ", làm việc chỉ theo kinh nghiệm mà không tiếp thu cái mới hoặc theo chủ nghĩa duy ý chí thiếu tính khoa học.

Ngày càng nhiều các câu chuyện hài về sự thiếu hụt trầm trọng kỹ năng làm việc của các tân cử nhân. Ví dụ: diện váy ngắn giày thể thao đi phỏng vấn xin việc, nữ nhân viên mới lúng túng không biết xưng hô với sếp tổng là “chú” hay “anh”; sinh viên loại giỏi không thể tốc ký nổi một biên bản cuộc họp, hoặc thậm chí tranh lời sếp khi đang họp để “chứng tỏ năng lực và cá tính”…

Một chuyên gia Singapore của tập đoàn nhân sự hàng đầu thế giới Adecco từng nhận xét về thị trường lao động Việt Nam: “Người tìm việc với kinh nghiệm và bằng cấp đầy đủ thì nhiều, nhưng tìm một ứng viên kinh nghiệm và bằng cấp đầy đủ cộng với kỹ năng "mềm" tương xứng thì như tìm kim trong đống cỏ”.

Kỹ năng được hình thành ra sao?

Bất cứ một kỹ năng nào được hình thành nhanh hay chậm, bền vững hay lỏng lẻo đều phụ thuộc vào khát khao, quyết tâm, năng lực tiếp nhận của chủ thể, cách luyện tập, tính phức tạp của chính kỹ năng đó. Dù hình thành nhanh hay chậm thì kỹ năng cũng đều trải qua những bước sau đây:

* Hình thành mục đích. Lúc này thường thì chủ thể tự mình trả lời câu hỏi: “Tại sao tôi phải sở hữu kỹ năng đó?”; “Sở hữu kỹ năng đó tôi có lợi gì?”…

- Lên kế hoạch để có kỹ năng đó. Thường cũng là tự làm. Cũng có những kế hoạch chi tiết và cũng có những kế hoạch đơn giản như là “ngày mai tôi bắt đầu luyện kỹ năng đó”.

- Cập nhật kiến thức/lý thuyết liên quan đến kỹ năng đó. Thông qua tài liệu, báo chí hoặc buổi thuyết trình nào đó. Phần lớn thì những kiến thức này chúng ta được học từ trường và từ người thầy của mình.

- Luyện tập kỹ năng. Bạn có thể luyện tập ngay trong công việc, luyện với thầy hoặc tự mình luyện tập.

- Ứng dụng và hiệu chỉnh. Để sở hữu thực sự một kỹ năng chúng ta phải ứng dụng nó trong cuộc sống và công việc, rút kinh nghiệm và hiệu chỉnh.

Công việc và cuộc sống thì biến động không ngừng nên việc hiệu chỉnh là quá trình diễn ra thường xuyên nhằm hướng tới việc hoàn thiện kỹ năng của chúng ta. Một khi bạn hoàn thiện kỹ năng thì cũng có nghĩa là bạn đang hoàn thiện bản thân mình.

Khi hiểu đúng về kỹ năng, học đúng kỹ năng và sống với những kỹ năng thuần thục và chuyên nghiệp, cuộc đời của mỗi chúng ta sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều.

Lương Anh Tế, nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh

(còn nữa - bài hai)

[Ý kiến của bạn]
Các tin mới hơn
na Chuyển biến tích trong thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị tại Đảng ủy phường Phạm Ngũ Lão(26/11/2023)
na Phường Thanh Bình: Khéo dân vận – Chìa khóa của mọi thành công!(21/11/2023)
na Xã Nam Chính thực hiện hiệu quả công tác giám sát đầu tư của cộng đồng(05/04/2023)
na Gia đình bà Trịnh thực hiện vệ sinh yêu nước(15/02/2023)
na MTTQ xã An Thanh tuyên truyền vận động Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới nâng cao(30/12/2022)
Các tin cũ hơn
na Từ một cô gái bại liệt trở thành nhà vô địch điền kinh thế giới(26/08/2019)
na Gương sáng trong phát triển kinh tế hộ gia đình và giúp đỡ người nghèo(26/06/2019)
na Kinh nghiệm vận động nhân dân đồng thuận sáp nhập thôn, khu dân cư (14/02/2019)
na Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi - Thấy gì qua kết quả giám sát của Ủy ban MTTQ tỉnh?(12/01/2019)
na Ý chí vươn lên của một người khuyết tật(18/12/2018)
TIN ẢNH
VIDEO
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín