Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Toàn đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
CHUYÊN MỤC CHÍNH
Số lượt truy cập
8,251,482
Sơ lược lịch sử MTTQ Việt Nam
( Cập nhật:9/11/2015 12:16:38)

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.


Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.      

Ngay từ Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã vạch ra sự cần thiết phải xây dựng một Mặt trận dân tộc thống nhất nhằm đoàn kết các giai tầng trong xã hội, các tổ chức chính trị, các cá nhân v.v… phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn đấu cho mục tiêu chung là: Giải phóng dân tộc, xây dựng một xã hội mới hòa bình ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Giữa lúc cao trào cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo mà đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh đang diễn ra sôi nổi và rầm rộ trong cả nước, ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị về vấn đề thành lập Hội phản đế Đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam.

Từ đó tới nay, ở mỗi thời kỳ khác nhau có những hình thức và tên gọi cụ thể về tổ chức có khác nhau cho phù hợp với từng thời kỳ của nhiệm vụ cách mạng nhưng Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, nơi tập hợp các giai tầng trong xã hội vì những mục tiêu lớn của dân tộc luôn tồn tại và phát triển.

Quá trình từ Hội Phản đế đồng minh đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay là một chuỗi dài những chặng đường phát triển của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam.

Từ đó đến nay đã 12 lần đổi tên như:

- Mặt trận Thống nhất Phản đế Đông Dương - Hội Phản đế đồng minh hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất (18/11/1930).

- Phản đế đồng minh (3/1935).

- Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế (10/1936).

- Mặt trận Dân chủ Đông Dương (6/1938).

- Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương (11/1939).

- Việt Nam Độc lập Đồng minh hội, gọi tắt là Việt Nam (19/5/1941).

- Hội viên hiệp quốc dân Việt Nam gọi tắt là Hội Liên Việt (29/5/1946).

- Mặt trận Liên Việt (03/3/1951).

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (10/9/1955).

- Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960).

- Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam (20/4/1968).

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (04/02/1977).

            Qua 12 lần đổi tên cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử đất nước ta đã giành được độc lập, sự thống nhất và toàn vẹn của quốc gia đòi hỏi phải hợp nhất 03 tổ chức thành một tổ chức Mặt trận, nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Đại hội thống nhất 03 tổ chức được lấy mốc là Đại hội lần thứ nhất.

Đại hội lần thứ I

·                     Thời gian: 31/1 đến 4/2/1977
·                     Địa điểm: Hội trường Thống nhất, Thành phố Hồ Chí Minh
·                     Nhân sự:Chủ tịch danh dự: Tôn Đức Thắng:Chủ tịch: Hoàng Quốc Việt:Tổng Thư ký: Nguyễn Văn Tiến

Đại hội lần thứ II

·                     Thời gian: 12 đến 14/5/1983
·                     Địa điểm: Hội trường Ba Đình, Hà Nội
·                     Nhân sự;
Chủ tịch danh dự: Hoàng Quốc Việt:Chủ tịch: Huỳnh Tấn Phát:Tổng Thư ký: Nguyễn Văn Tiến

Đại hội lần thứ III

·                     Thời gian: 2 đến 4/11/1988
·                     Địa điểm: Hội trường Ba Đình, Hà Nội
·                     Nhân sự:Chủ tịch danh dự: Hoàng Quốc Việt:Chủ tịch: Nguyễn Hữu Thọ:Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký: Phạm Văn Kiết

Đại hội lần thứ IV

·                     Thời gian: 17 đến 19/8/1994
·                     Địa điểm: Hội trường Ba Đình, Hà Nội
·                     Nhân sự:Chủ tịch danh dự: Nguyễn Hữu Thọ:Chủ tịch: Lê Quang Đạo:Tổng Thư ký: Trần Văn Đăng

Đại hội lần thứ V

·                     Thời gian: 26 đến 28/8/1999
·                     Địa điểm: Hội trường Ba Đình, Hà Nội
·                     Nhân sự:Chủ tịch: Phạm Thế Duyệt:Tổng Thư ký: Trần Văn Đăng

Đại hội lần thứ VI

·                     Thời gian: 21 đến 23/9/2004
·                     Địa điểm: Hội trường Ba Đình, Hà Nội
·                     Nhân sự:Chủ tịch: Phạm Thế Duyệt đến ngày 9 tháng 1 năm 2008 - (xin nghỉ hưu)
Chủ tịch: Huỳnh Đảm từ ngày 9 tháng 1 năm 2008 (tại Hội nghị lần thứ 5 Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam (khoá IV))
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký: Huỳnh Đảm đến ngày 9 tháng 1 năm 2008 (tại Hội nghị lần thứ 5 Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam (khoá IV))
Vũ Trọng Kim từ ngày 9 tháng 1 năm 2008 (tại Hội nghị lần thứ 5 Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam (khoá IV))

Đại hội lần thứ VII

·                     Thời gian: 28 đến 30/9/2009
·                     Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội
·                     Nhân sự: Chủ tịch: Huỳnh Đảm, Nguyễn Thiện Nhân từ ngày 05 tháng 9 năm 2013 (tại Hội nghị lần thứ 6 UBTW MTTQ VN); Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký: Vũ Trọng Kim

Đại hội lần thứ VIII

·                     Thời gian: 25 đến 27/9/2014
·                     Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội
·                     Nhân sự: Chủ tịch: Nguyễn Thiện NhânPhó chủ tịch: Vũ Trọng Kim

[Ý kiến của bạn]
Các tin mới hơn
Các tin cũ hơn
na Vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam(09/11/2015)
na Đại Hội MTTQ Việt Nam lần thứ VIII(09/11/2015)
na Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VIII (09/11/2015)
TIN ẢNH
VIDEO
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín