Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Toàn đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
CHUYÊN MỤC CHÍNH
Số lượt truy cập
9,483,247
Vận động bầu cử - Quyền của mỗi ứng cử viên
( Cập nhật:28/4/2021 09:21:05)

Mỗi công dân, dù ở vị trí, cương vị công tác nào, khi được giới thiệu ứng cử để bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp đều là một vinh dự lớn. Nhưng để "chiếm" được lòng tin, sự tín nhiệm của cử tri thì cần có những kỹ năng nhất định, trước hết là kỹ năng vận động bầu cử để cử tri tín nhiệm bỏ phiếu cho mình.

 

Bài một: Hiểu và thực hiện đúng các quy định pháp luật về vận động bầu cử

Luật bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp năm 2015 (gọi tắt là Luật Bầu cử), quy định những người được giới thiệu ứng cử để bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp (gọi là ứng cử viên) có quyền được vận động bầu cử. Và các quy định cụ thể về nội dung, hình thức vận động, các nguyên tắc và những điều cấm trong thực hiện vận động bầu cử.        

Để thực hiện có kết quả hoạt động vận động bầu cử, trước hết ứng cử viên phải nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hoạt động này trong Luật bầu cử.

Thứ nhất, người được giới thiệu ứng cử có quyền được tiếp xúc với cử tri. "Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cử đại biểu Quốc hội. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cử đại biểu HĐND cấp mình, UBND các cấp có trách nhiệm phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cùng cấp trong việc tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND" (khoản 3, điều 62). Như vậy, người được giới thiệu ứng cử sẽ được mời đến dự các hội nghị tiếp xúc cử tri do Ủy ban MTTQ các cấp tổ chức, mà không phải tự mình "đi tìm" cử tri để vận động.

Các cơ quan, tổ chức nơi có người được giới thiệu ứng cử có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho người ứng cử thực hiện quyền tiếp xúc cử tri: "Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và chính quyền địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tạo điều kiện cho người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND tiếp xúc với cử tri ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình" (khoản 4, điều 62). Người ứng cử không phải chi phí cho hoạt động tiếp xúc cử tri mà do ngân sách nhà nước đảm bảo: "Kinh phí tuyên truyền, vận động bầu cử được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước" (khoản 5, điều 62).

Các hoạt động vận động bầu cử, tiếp xúc cử tri được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng: "Các cơ quan báo chí ở trung ương có trách nhiệm đưa tin về quá trình tổ chức công tác bầu cử, tình hình vận động bầu cử trong phạm vi cả nước. Các cơ quan thông tin đại chúng của địa phương có trách nhiệm đưa tin về hội nghị tiếp xúc cử tri, trả lời phỏng vấn của những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND và việc vận động bầu cử ở địa phương" (khoản 2, điều 62).

Thứ hai, quá trình vận động bầu cử phải bảo đảm các nguyên tắc: "(1) Việc vận động bầu cử được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. (2) Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND ở đơn vị bầu cử nào thì thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử đó. (3) Các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên của các tổ chức này không được vận động cho người ứng cử " (điều 63). Cần hiểu đúng nguyên tắc này, ứng cử viên không được sử dụng ảnh hưởng của mình hoặc dùng tiền bạc, vật chất để vận động; không được "nén lút" gặp gỡ cử tri, không được nói xấu hoặc hạ thấp uy tín ứng cử viên khác; không được nhờ người khác vận động.

Thứ ba, vận động bầu cử được thực hiện trong khung thời gian quy định: "Thời gian tiến hành vận động bầu cử được bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ" (điều 64). Ngày công bố danh sách chính thức ứng cử viên được quy định tại điều 57 và điều 58 của Luật bầu cử, chậm nhất 25 ngày trước ngày bầu cử. Như vậy, trước ngày đó, các ứng cử viên không được thực hiện vận động bầu cử và phải kết thúc trước thời điểm bỏ phiếu một ngày.      

Thứ tư, vận động bầu cử được thực hiện qua hai hình thức:

- Thông qua việc gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử (khoản 1, điều 65). "Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp tỉnh chủ trì phối hợp với UBND ở đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp huyện, cấp xã phối hợp với UBND cấp xã tại đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử đại biểu HĐND cấp mình (điều 66). Như vậy, ứng cử viên chỉ được gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại các hội nghị do Ủy ban MTTQ các cấp tổ chức, không được tự tổ chức hội nghị tiếp xúc, không tiếp xúc riêng lẻ với cử tri.

Tại các hội nghị tiếp xúc cử tri, ứng cử viên có trách nhiệm trình bày chương trình hành động của mình trước cử tri: "Từng người ứng cử báo cáo với cử tri về chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; Cử tri nêu ý kiến, đề đạt nguyện vọng của mình với những người ứng cử. Người ứng cử và cử tri trao đổi dân chủ, thẳng thắn và cởi mở những vấn đề cùng quan tâm" (khoản 2, điều 66). Như vậy, ứng cử viên phải tự xây dựng cho mình một chương trình hành động với sự cam kết, lời hứa với của tri nếu được bầu làm đại biểu; chuẩn bị ý kiến trao đổi với cử tri về những vấn đề cử tri quan tâm.

- Hình thức vận động bầu cử thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (khoản 2, điều 65). Nội dung thực hiện vận động bằng hình thức này được quy định cụ thể tại điều 67: "(1) Người ứng cử đại biểu Quốc hội trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương nơi mình ứng cử và trên trang thông tin điện tử về bầu cử đại biểu Quốc hội của Hội đồng bầu cử quốc gia. (2) Người ứng cử đại biểu HĐND trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu HĐND khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và trên trang thông tin điện tử về bầu cử của Ủy ban bầu cử (nếu có). (3) Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan quản lý trang thông tin điện tử thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc đăng tải nội dung vận động bầu cử. (4) UBND cấp tỉnh tổ chức việc đăng tải chương trình hành động của người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.

Như vậy, Luật bầu cử chỉ cho phép ứng cử viên được thực hiện vận động bầu cử với hai hình thức như trên, ngoài ra, không được sử dụng các hình thức vận động nào khác.

Thứ năm, ứng cử viên không được vi phạm những điều cấm trong vận động bầu cử. (1) Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác. (2) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử. (3) Lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình. (4) Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri (điều 68). Những điều cấm trên đây là để bảo đảm cho hoạt động vận động bầu cử được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng.

Các ứng cử viên khi thực hiện quyền vận động bầu cử cần nắm vững và thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật liên quan. Nếu vi phạm những quy định trên đây, thì ứng cử viên khác hoặc cử tri có quyền kiến nghị đến cơ quan phụ trách bầu cử xem xét, nếu vi phạm nghiêm trọng có thể bị xóa tên khỏi danh sách ứng cử (quy định tại điều 60).

Lương Anh Tế

(còn nữa - bài hai)

 

[Ý kiến của bạn]
Các tin mới hơn
na Xuất bản đặc san chào mừng Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh Hải Dương(17/05/2024)
na Vang mãi bản anh hùng ca bất hủ!(07/05/2024)
na Hải Dương hưởng ứng Giải Búa liềm vàng lần thứ IX năm 2024(04/05/2024)
na Mốc son lịch sử chói lọi soi sáng tương lai(30/04/2024)
na Hải Dương có 207 đơn vị hành chính cấp xã(28/04/2024)
Các tin cũ hơn
na Giữ vững "phòng tuyến", không để dịch quay lại(22/04/2021)
na Các khiếu nại, tố cáo về người ứng cử được thực hiện thế nào?(21/04/2021)
na Số người ứng cử trong danh sách chính thức phải đáp ứng yêu cầu nào?(19/04/2021)
na Dùng khẩu hiệu nào để tuyên truyền bầu cử?(16/04/2021)
na Công bố danh sách chính thức những người ứng cử chậm nhất ngày 27.4(15/04/2021)
TIN ẢNH
VIDEO
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín