Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Toàn đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
CHUYÊN MỤC CHÍNH
Số lượt truy cập
9,202,638
Cần khắc phục "căn bệnh vô cảm" trong xã hội hiện nay
( Cập nhật:30/10/2017 19:58:12)

Vô cảm là một hiện tượng tiêu cực về mặt tinh thần. Nó làm giảm sút tính tích cực tâm lý trong mỗi con người, làm suy nhược ý chí đấu tranh bảo vệ cái thiện, chống lại cái ác.

 

Dân tộc ta từ ngàn xưa đã có truyền thống "thương người như thể thương thân", "lá lành đùm lá rách", "tắt lửa tối đèn có nhau". Đây là một phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Nó thể hiện tính nhân văn cao cả của con người biết sống vị tha, vì mọi người, vì sự phát triển của tập thể, cộng đồng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Tiếc rằng, trong thời qua, chúng ta thấy có quá nhiều hiện tượng "vô cảm" xảy ra trong cuộc sống hàng ngày ở nhiều lĩnh vực khác nhau gây nên những dư luận bất bình trong quần chúng nhân dân.

Theo nghĩa thông thường: "Vô cảm" là không có cảm xúc đối với sự việc, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày ở xung quanh chúng ta. Đó là thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm trước nỗi đau của người khác, bàng quan với hậu quả của công việc xảy ra, dửng dưng với mục đích cuộc sống "mình vì mọi người". Ví như: Bác sĩ vô cảm đối với người bệnh gây ra cái chết đau lòng cho bệnh nhân; người đi đường vô cảm đối với người bị nạn không chung tay cứu giúp người bị nạn trong lúc hiểm nguy; hành khách vô cảm đối với kẻ cắp móc túi người khác; người dân vô cảm đối với những việc làm tiêu cực xảy ra trong xã hội, học sinh vô cảm trước cảnh tượng bạn bè bị đánh hội đồng...

Những việc làm trên tuy khác nhau về hình thức, nhưng đều có chung một cội nguồn nguyên nhân, đó là lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, không quan tâm đến tập thể, cộng đồng; chỉ lo bảo toàn tính mạng của bản thân, không muốn can thiệp vào những công việc éo le, phức tạp trong xã hội vì sợ sự liên đới trách nhiệm hoặc sự trả thù. Chính vì thế, người vô cảm thường có quan niệm "không dại gì" dính vào việc của người khác.

Vô cảm thực sự là một "căn bệnh" rất dễ lây lan, gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong xã hội. Trong một đơn vị, một tập thể nếu có nhiều người "không dại gì" thì những người quản lý kém phẩm chất tự do làm những việc tiêu cực. Trong xã hội, nếu có nhiều người "không dại gì" thì những kẻ xấu được thể làm càn. Bởi vậy, chúng ta cần có biện pháp  phòng chống tích cực, ngăn chặn kịp thời. Cụ thể là:

1. Mỗi người trong chúng ta cần nhận thức được tính chất nguy hiểm và tác hại to lớn của căn bệnh vô cảm trong quá trình phát triển của xã hội ngày nay. Xã hội công nghiệp mà chúng ta đang phấn đấu vươn tới, sự hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới đòi hỏi mọi người phải có sự hợp tác, gắn kết với nhau nhằm tạo ra một sức mạnh tổng hợp để vượt qua những thách thức, khó khăn trong khi thực hiện những nhiệm vụ đã được xác định.

2. Tuyên truyền rộng rãi và có chính sách động viên khen thưởng thỏa đáng đối với những con người có việc làm mang ý nghĩa xả thân vì nghĩa lớn, với phương châm "mình vì mọi người", đừng để xảy ra tình trạng người tốt im lặng trước cái xấu như M.L. King (học giả người Mỹ gốc Phi) đã nhận xét “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”. Đây cũng là hiện tượng biến dạng của bệnh vô cảm.

3. Xây dựng các chế tài đủ mạnh, công khai về việc phòng chống các hiện tượng tiêu cực, đặc biệt là nạn tham nhũng trong xã hội hiện nay.

4. Thực hiện sự công bằng, bình đẳng trước pháp luật đối với mọi người dân và cán bộ, công chức các cấp, với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan không nể nang, né tránh. Các giải pháp phải bảo đảm  đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, khả thi, kết hợp “chống và xây”, "xây và chống”, nói đi đôi với làm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất.

5. Mọi người cần chung tay, góp sức gìn giữ và phát huy truyền thống giàu tính nhân văn "một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" mà dân tộc ta đã xây dựng được từ bao đời nay./.

TS. Phạm Trung Thanh

[Ý kiến của bạn]
Các tin mới hơn
na Hải Dương có 207 đơn vị hành chính cấp xã(28/04/2024)
na Nhớ nguồn cội, nghĩ đạo làm người(18/04/2024)
na Thể lệ Giải báo chí “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023 - 2024(14/04/2024)
na Biểu trưng và tranh cổ động Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X(10/04/2024)
na Cuộc thi viết “Bác Hồ với Hải Dương, Hải Dương với Bác Hồ”: Không hạn chế đối tượng, số lượng tác phẩm tham gia (10/04/2024)
Các tin cũ hơn
na Tạo dựng nền móng cho sự thành công(25/10/2017)
na Từ ngày 1.11: Thực hiện giờ làm việc mùa đông(25/10/2017)
na Vai trò của người phụ nữ trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình (23/10/2017)
na Giao ban công tác Mặt trận quý III năm 2017(23/10/2017)
na Đại hội Công đoàn cơ quan Ủy ban MTTQ tỉnh lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2017 - 2022(16/10/2017)
TIN ẢNH
VIDEO
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín