Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Toàn đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
CHUYÊN MỤC CHÍNH
Số lượt truy cập
8,251,817
Giáo dục trẻ em bằng công nghệ giáo dục (bài 2)
( Cập nhật:26/9/2018 05:52:23)

Trong phần trước, chúng ta đã nắm được một số nội dung cơ bản mang tính chất phương pháp luận của công nghệ giáo dục (CNGD). Trong phần này, chúng ta sẽ có dịp hiểu rõ hơn tính ưu việt của CNGD.

 

Ảnh minh họa

4. Linh hồn của CNGD là tổ chức cho trẻ em thực hiện những việc làm

Việc xây dựng những chương trình học tập cho trẻ em theo tinh thần CNGD vừa phải đảm bảo tính chất khoa học của thời đại, vừa phù hợp với sự phát triểm tâm sinh lý của trẻ em Việt Nam đòi hỏi chẳng những phải dựa vào “nội dung thực chứng” của các bộ môn khoa học tương ứng, mà còn phải có sự hiểu biết sâu sắc bản chất tâm lý của mối liên hệ giữa hoạt động của trẻ em với nội dung tri thức cần lĩnh hội. Vậy là, cần phải chú ý tới cả hai mặt logic học và tâm lý học trong khi xây dựng chương trình các môn học. Khoa học chủ yếu phát hiện ra nghĩa, nghệ thuật chủ yếu nói về cái ý, nhưng ý và nghĩa không thể tách rời nhau, mà phải nương tựa vào nhau, nâng nhau lên, tạo cho nhau có sức mạnh hiện thực.

Công nghệ giáo dục biến chương trình môn học thành những hệ thống việc làm (nhiệm vụ học tập) mà nội dung của mỗi việc làm này phải tương ứng với từng phần nội dung của khái niệm khoa học. Nói cách khác, logic của khái niệm khoa học sẽ được hình thành một cách hiện thực cảm tính trong quá trình trẻ em thực hiện việc làm. Thực chất của việc tổ chức hoạt động học tập cho trẻ em theo CNGD là hướng dẫn các em thực hiện những việc làm khác nhau theo một qui trình công nghệ xác định.

Mỗi việc làm của thầy trò tự nó vốn có hai mặt: động cơ và kỹ thuật. Động cơ quyết định tính chất tâm lý của việc làm. Trong thực tiễn giáo dục, CNGD chú ý đến động cơ (đạo đức, tư tưởng, lập trường) nhiều hơn, cao hơn và có hiệu quả hơn phương pháp giáo dục cổ truyền, bởi vì nó biết cách hiện thực hóa động cơ bằng kỹ thuật hoặc ít nhất nó cũng đặt vấn đề đi tìm biện pháp hiện thực để thực hiện điều đó. CNGD thực hiện việc giáo dục đạo đức cho trẻ em không chỉ bằng cách giáo lý, nói suông mà phải tổ chức được việc làm có “kỹ thuật” và thực hiện nó một cách vật chất. Như vậy, đạo đức là kết quả của một chuỗi việc làm cụ thể. Những trẻ em không làm gì không thể có đạo đức.

Mỗi việc làm phải do chính trẻ em tự làm lấy. Trẻ em muốn có tri thức và đạo đức thì tự nó phải làm và chỉ có làm thực mới thực có. Nó phải làm từ đầu đến cuối, làm đâu ra đấy. Khi đang làm, đứa trẻ đang “tự sản sinh ra mình”, “đang trở thành người”… đó chính là động cơ khiến cho trẻ em làm. Việc làm của trẻ chính là lẽ sống của nó, là cách sống theo kiểu người, cho nên việc làm là cái thiết thân, là máu thịt của sự sống. Nhưng muốn thực hiện được lẽ sống, thì phải có việc làm thích hợp, tức là mang lại một kết quả mới cho trẻ.

Việc làm phải được tổ chức theo kiểu nhà trường. Nếu trẻ đến trường cũng làm những việc như ở nhà, thì nhà trường thừa. Trẻ sẽ không hứng thú học tập. Tuy nhiên, nhà trường vẫn có thể làm những việc như ở nhà mà trẻ em vẫn thích, nếu làm theo cách mới. Đúng như Mác nói: “Cái quan trọng không phải là làm gì, mà là làm như thế nào”. 

Xây dựng hệ thống việc làm và tổ chức dạy cách làm ấy cho trẻ em là việc của thầy giáo. Trẻ em chỉ có thể làm những việc do thầy thiết kế và tổ chức thi công. Do đó, trong nhà trường dạy theo CNGD thì quan hệ thày trò là quan hệ: “Thầy tổ chức – Trò hoạt động”, “Thầy thiết kế - Trò thi công”. Đây là mối liên hệ công việc trong quá trình thi công, trong quá trình vận động thực tiễn.

5. Tính ưu việt của giáo dục trẻ em bằng CNGD

Thông qua việc tổ chức hệ thống việc làm, trẻ em có thể hiểu được một cách sâu sắc nội dung những khái niệm khoa học cần lĩnh hội, phát hiện thấy cái logic (bản chất) của sự vật và hiện tượng. Ở đây, các em không chỉ có sự làm việc của trí óc thuần túy mà còn có sự tham gia của đôi bàn tay khéo léo, không chỉ có sự cảm thụ riêng biệt của mắt hoặc của tai mà là một sự cảm thụ toàn diện với sự tham gia hiệp đồng của các giác quan. Sự làm việc của đôi bàn tay với đối tượng cần lĩnh hội tạo ra điều kiện thuận lợi để các em cảm thụ được đầy đủ các tính chất khác nhau, các mối quan hệ bản chất, tính qui luật của đối tượng. Trên cơ sở đó có thể rút ra những kết luận cần thiết.

Chính trong khi thực hiện các việc làm, tính tích cực học tập, sự hoạt động tư duy của các em đạt tới mức độ cao nhất, vì lúc này bản thân các em phải tự mình suy nghĩ, tìm tòi các biện pháp để giải quyết nhiệm vụ được giao sao cho có hiệu quả tối ưu. Tinh thần độc lập suy nghĩ được phát huy mạnh mẽ, tính sáng tạo được nảy nở. Kết quả là tạo ra cho trẻ em có được một ấn tượng sâu sắc, đậm nét về đối tượng cần lĩnh hội.

Bằng việc làm, trẻ em có thể ghi nhớ được dễ dàng nội dung tài liệu học tập, nhớ được phương pháp làm ra sản phẩm, phương pháp hành động trong một lĩnh vực khoa học xác định. Sự ghi nhớ ấy diễn ra trên cơ sở trẻ em đã hiểu rõ bản chất của đối tượng, tức là một sự ghi nhớ có ý nghĩa được xác định mục đích từ trước. Đây không phái là sự ghi nhớ máy móc có tính chất áp đặt. Với cách ghi nhớ này trẻ em không nhất thiết phải thuộc lòng từng câu, từng chữ mà vẫn nắm được phần nội dung cơ bản nhất của tài liệu cần học tập. Sự ghi nhớ thông qua thực hiện việc làm giúp trẻ em có thể diễn đạt lại nội dung tài liệu học tập bằng chính ngôn ngữ của tài liệu. Hơn nữa nó còn tác dụng bền vững và lâu dài.

Quá trình học tập theo CNGD được diễn ra một cách trực quan và được điều chỉnh, bổ sung thường xuyên, liên tục, do đó, các em luôn luôn biết được khả năng học tập của mình, thấy được những kết quả do sự nỗ lực, cố gắng của bản thân tạo nên. Kết quả của việc làm tạo ra cho trẻ em một niềm tin, một tình cảm lành mạnh và phát triển được hứng thú học tập, đồng thời niềm tin vào khả năng học tập của mình ở các em ngày càng ổn định.

Thông qua sự thực hiện việc làm, thầy giáo có thể biết được ngay những thiếu sót, sai lầm của trẻ em trong khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Vì thế, có thể tìm được biện pháp khắc phục kịp thời bằng cách cho các em làm lại những hành động, những thao tác còn thiếu sót. Nhờ có sự kiểm tra trực tiếp việc làm mà thầy giáo nắm được khả năng hiện có của từng em, nhất là những em học kém. Trên cơ sở đó có thể tìm cách tác động sư phạm thích hợp nhằm khắc phục tình trạng học sinh học kém.

Học tập theo phương pháp thực hiện những việc làm cụ thể là hình thức đúng đắn nhất của sự “gắn liền lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành”. Vì qua việc làm, một mặt học sinh nắm được nội dung tri thức cần lĩnh hội, mặt khác nâng cao được trình độ kỹ năng, kỹ xảo hành động. Bản thân việc làm đã chứa đựng trong nó cả nội dung của học lẫn nội dung của hành theo đúng nghĩa của nó. Sự tinh tế, độc đáo của hình thức học tập này là sự lĩnh hội diễn ra trong sự vận dụng và sự vận dụng cũng chính là sự lĩnh hội.ở đây, sự lĩnh hội và vận dụng là hai mặt của một quá trình thống nhất, không thể tách rời nhau.

Nói tóm lại, học tập theo CNGD, trẻ em phải tự mình làm ra kết quả học tập. Thầy giáo chỉ là người cung cấp nguyên liệu, hướng dn, theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của trẻ em, tuyệt nhiên không có sự áp đặt hoặc làm sẵn kết quả rồi buộc học sinh phải dùng trí nhớ để học thuộc lòng một cách máy móc. Chính vì vậy mà sự phát triển trí tuệ nói riêng, nhân cách của học sinh nói chung được thể hiện rõ rệt.

TS. Phạm Trung Thanh

(còn nữa)

  

[Ý kiến của bạn]
Các tin mới hơn
na Chuyển biến tích trong thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị tại Đảng ủy phường Phạm Ngũ Lão(26/11/2023)
na Phường Thanh Bình: Khéo dân vận – Chìa khóa của mọi thành công!(21/11/2023)
na Xã Nam Chính thực hiện hiệu quả công tác giám sát đầu tư của cộng đồng(05/04/2023)
na Gia đình bà Trịnh thực hiện vệ sinh yêu nước(15/02/2023)
na MTTQ xã An Thanh tuyên truyền vận động Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới nâng cao(30/12/2022)
Các tin cũ hơn
na Giáo dục trẻ em bằng công nghệ giáo dục (bài 1)(22/09/2018)
na Hiệu quả từ mô hình nhóm nòng cốt ''Tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư''(26/07/2018)
na Cách làm hay trong vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới ở thôn Chi Khê, xã Tân Trường(25/07/2018)
na Biến ruộng bỏ hoang thành cánh đồng hoa màu trù phú (23/07/2018)
na Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng (bài ba)(06/02/2018)
TIN ẢNH
VIDEO
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín