Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Toàn đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
CHUYÊN MỤC CHÍNH
Số lượt truy cập
8,249,152
Suy nghĩ về dân chủ hóa trong nhà trường
( Cập nhật:8/12/2018 05:38:20)

Trong nhiều năm qua, vấn đề dân chủ hóa trong nhà trường được nêu ra như là một trong những vấn đề quan trọng có tính cấp thiết của xã hội. Nó có ý nghĩa to lớn trong công cuộc đổi mới tư duy giáo dục...

 

Ảnh minh họa

Xét về mặt lí luận, vấn đề dân chủ hóa trong nhà trường hoàn toàn phù hợp với xu thế đổi mới của xã hội nước ta hiện nay. Xét về mặt thực tiễn, nó đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo cán bộ, thầy giáo, cô giáo và các em học sinh trong nhà trường các cấp. Đúng như Nghị quyết của Đảng đã nêu: “Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Trong phạm vi giáo dục, vấn đề dân chủ hóa trong nhà trường được thể hiện trên hai mục tiêu cơ bàn: Dân chủ hóa quá trình đào tạo và dân chủ hóa công tác quản lí nhà trường.

Qua nhiều năm triển khai rộng rãi việc dân chủ hóa ở các nhà trường, chúng ta đã thu được những kết quả đáng mừng: không khí hoạt động của nhà trường sôi nổi hơn, vai trò chủ động của các chủ thể hoạt động trong nhà trường được phát huy tốt hơn, quyền lợi của giáo viên được giải quyết kịp thời, tinh thần làm chủ nhà trường của các thành viên được nâng lên rõ rệt. Các thầy, cô giáo thì tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, nhiệt tình tham gia hội giảng các cấp, mạnh dạn áp dụng thành tựu công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, có ý thức tích lũy tư liệu để nâng cao chất lượng viết báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hàng năm. Vai trò của học sinh được tôn trọng, quan hệ thầy trò gần gũi, thân thiện, tạo điều kiện cho học sinh được phát huy khả năng độc lập suy nghĩ, tìm kiếm sáng tạo. Phần lớn các nhà trường đều thực hiện tốt 3 công khai: chất lượng đầu vào, điều kiện học tập, tài chính thu chi, việc đánh giá, xếp loại cán bộ, học sinh, xét các danh hiệu thi đua...

Có thể nói: nhờ việc thực hiện tốt dân chủ hóa mà công tác quản lí nhà trường đã nhận được sự ủng hộ của động đảo cán bộ, giáo viên, các tổ chức đoàn thể và các lực lượng giáo dục trong xã hội cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Nhiều phương thức đào tạo mới với nhiều loại mô hình nhà trường công lập, dân lập, tư thục… ra đời nhằm góp phần xã hội hóa giáo dục và đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo giáo dục thế hệ trẻ theo hướng làm cho sự phát triển của giáo dục phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của quê hương, đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Việc phân cấp quản lí cả về tài chính, nhân sự, tạo điều kiện cho hiệu trưởng nhà trường các cấp được quyền chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động, đề xuất việc tuyển chọn cán bộ, giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ quá trình giáo dục… tất cả những chuyển động tích cực của giáo dục trong những năm gần đây suy cho cùng đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp vi nội dung, bản chất của vấn đề dân chủ hóa trong nhà trường.

Vị trí xã hội của nhà trường, vai trò của người thầy giáo, sự đầu tư cho giáo dục ngày càng tiếp cận với quan điểm ưu tiên cho chiến lược đào tạo con người – nhân tố có tính chất quyết định hết thẩy.

Cũng như mọi vấn đề lí luận khác, khi đưa vào thực tiễn vận dụng sẽ nảy sinh những vấn đề mới cần được tiếp tục xem xét để tìm kiếm các biện pháp tháo gỡ. Vấn đề dân chủ hóa trong nhà trường cũng vậy. Bên cạnh những kết quả đã đạt được cũng còn có những hạn chế. Ví như việc lấy phiếu tín nhiệm đối với Ban Giám hiệu nhà trường nói chung, hiệu trưởng nói riêng là một việc làm có nhiều ý nghĩa tích cực, nhưng cũng còn những điều phải bàn. Ngoài việc hạn chế về nội dung phiếu thăm dò tín nhiệm như nhiều người đã góp ý, vấn đề đối tượng lấy phiếu tín nhiệm có nên mở rộng ra tới các em học sinh và các bậc phụ huynh học sinh hay không, chí ít cũng nên mời ban cán sự các chi đoàn, các lớp, ban chấp hành chi hội phụ huynh học sinh tham gia vì đó là những đối tượng có nhiều hiểu biết về chất lượng quản lí của lãnh đạo nhà trường, nhất là chức danh hiệu trưởng. Công tác tuyển chọn cán bộ, giáo viên về trường cũng còn không ít điều phải bận tâm, nếu chỉ dựa vào bằng cấp hoặc năng lực thực tiễn của cá nhân thì chưa đủ, dư luận xã hội nói nhiều về quan hệ và điều kiện kinh tế trong khi tìm kiếm vịệc làm hoặc thay đổi vị trí công tác. Đối với các em học sinh – nhân vật trung tâm của nhà trường cũng chưa được cư xử đúng mức. Đã có không ít trường hợp các em “buộc” phải đi học thêm được mã hóa dưới hình thức “tự nguyện” mặc dù chất lượng giờ dậy không cao. Nhiều em học sinh vì sợ bị thầy cô định kiến mà phải theo học và đóng lệ phí, chứ không phải vì sự uyên thâm về tài nghệ sư phạm. Phải chăng những sự cư xử như thế đã là nguyên nhân dẫn tới sự xói mòn truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc.

Để khắc phục những hạn chế trên, điều cốt lõi là phải làm tốt hơn nữa cuộc vận động dân chủ hóa nhà trường trong các mối quan hệ nội tại và ngoại biên. Tức là giữa các chủ thể trong nhà trường và giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể, các ngành hữu quan trong xã hội. Thực hiện dân chủ hóa trong nhà trường chính là cơ sở để thực hiện tốt nhất Luật giáo dục theo phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, các hoạt động của nhà trường thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm mục tiêu làm cho sự nghiệp giáo dục thực sự là của dân, do dân và vì dân. Chỉ có như vậy mới phát huy được tính tích cực sáng tạo của đội ngũ đông đảo các thầy cô giáo, các cán bộ quản lí và các em học sinh trong quá trình xây dựng nề nếp, kỉ cương trong các hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, đồng thời giáo dục đào tạo mới thực sự trở thành bộ phận trung tâm của chiến lược đào tạo con người.

Xã hội phát triển theo hướng ngày càng tiếp cận nhiều hơn nguyên lý sản xuất công nghiệp. Vận dụng điều đó vào sự nghiệp giáo dục đào tạo chúng ta cần phải quan tâm sâu sắc hơn đến việc mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng việc thực hiện chủ trương dân chủ hóa trong các nhà trường từ mầm non đến đại học. Trong thời gian vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Quốc hội về việc sửa đổi Luật Giáo dục và Luật giáo dục đại học. Nhiều đại biểu Quốc hội đã góp ý về vấn đề này. Hy vọng rằng vấn đề dân chủ hóa trong nhà trường sẽ có được một vị trí xứng đáng trong nội dung đổi mới của các Luật trên./.

TS. Phạm Trung Thanh 

[Ý kiến của bạn]
Các tin mới hơn
na Tấm gương không hám hư danh, không màng tư lợi(28/03/2024)
na Hội đồng hương Hải Dương - Hưng Yên tại thành phố Uông Bí kỷ niệm 30 năm thành lập(17/03/2024)
na Đại hội điểm MTTQ cấp huyện sẽ diễn ra vào đầu tháng 4 năm 2024(14/03/2024)
na Hút kiều bào về Hải Dương đầu tư(08/03/2024)
na Hải Dương còn 471 người tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại địa phương(05/03/2024)
Các tin cũ hơn
na Hoàn thành tổ chức Đại hội MTTQ điểm cấp cơ sở (07/12/2018)
na Triển khai Cuộc thi báo chí viết về tấm gương “Dân vận khéo” năm 2019(02/12/2018)
na Nghĩ về đạo làm thầy(20/11/2018)
na Vinh dự đi liền với trách nhiệm(20/11/2018)
na Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức giao ban báo chí tháng 10 năm 2018(08/11/2018)
TIN ẢNH
VIDEO
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín