Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Toàn đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
CHUYÊN MỤC CHÍNH
Số lượt truy cập
9,316,471
Phát triển kinh tế gia đình cựu giáo chức (bài 1)
( Cập nhật:13/6/2019 07:08:55)

Dù đã nghỉ hưu, hoặc nghỉ công tác nhưng rất nhiều cựu giáo chức vẫn lựa chọn cho mình một việc làm phù hợp với khả năng của bản thân và gia đình để phát triển kinh tế hộ gia đình...

 

Ông Nguyễn Ngọc Quyên, hội viên Hội Cựu giáo chức xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện tạo thế cho cây cảnh

Là người đã có dịp được tiếp cận một chút cả về mặt lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung, khoa học giáo dục nói riêng, tác giả bài viết thật sự cảm động khi được đọc những báo cáo tham luận tham gia Hội thảo khoa học với chủ đề “Vận dụng quan điểm cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển kinh tế gia đình” của các cán bộ, hội viên Hội CGC các cấp trong tỉnh. Trong đó có nhiều tác giả là Ủy viên Ban Chấp hành Hội CGC tỉnh, Chủ tịch Hội CGC cấp huyện, xã, trường đại học và không ít tác giả là hội viên Hội CGC tỉnh.

Dù đang sống ở các miền quê khác nhau, đang tham gia các hoạt động xã hội khác nhau, nhưng các tác giả với tư cách là chủ kinh tế gia đình (KTGĐ) đều có cái chung là đã dành cả phần đời tuổi thanh xuân của mình cống hiến cho sự nghiệp trồng người, đã nhiều năm gắn bó mật thiết với mái trường thân yêu, nơi sớm chiều được tiếp xúc, trò chuyện với những tâm hồn tươi trẻ, những con người có nhân cách khát vọng vươn lên, đang nuôi dưỡng biết bao hoài bão, ước mơ cao đẹp.

Thực tế đã cho thấy, cán bộ, hội viên của Hội CGC hôm nay khi còn đứng trên bục giảng đã đem tất cả sức sống của tuổi trẻ để làm những công việc:

“Lặng lẽ, âm thầm, không cần vinh danh tên tuổi

Sống hết mình cho thế hệ mai sau”

Chính cái lao động vất vả, nghiêm túc ấy, người thầy đã được đón nhận niềm vui:        

“Dù cho vật đổi, sao dời

Gương thầy tôi giữ trọn đời không quên”

Rời khỏi mái trường thân yêu, mang nhiệt huyết của nhà giáo đã nghỉ hưu, các thầy cô sẵn sàng tham gia tổ chức Hội CGC để tiếp tục công hiến cho xã hội những kinh nghiệm mà bản thân mình đã tích lũy được. Bởi lẽ họ nghĩ rằng:

“Hội Cựu giáo chức Việt Nam

Cựu mà không cỗi, rộn ràng thêm vui

Hoạt động của Hội CGC thì nhiều, nhưng gây ấn tượng về tính giáo dục trong cộng đồng dân cư hơn cả là những việc làm mang tính chất ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào việc xây dựng, phát triển kinh tế gia đình, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, hòa nhịp cùng sự thay đổi diện mạo đô thị văn minh, nông thôn mới hiện nay.

Là chủ KTGĐ, họ hiểu rất rõ những tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến sự phát triển kinh tế xã hội của quê hương đất nước. Mặt khác, họ cũng hiểu những gì bản thân họ đang có, những gì họ cần có cả về mặt vật chất lẫn tinh thần trong hành trình của cuộc sống với những tác động của nền kinh tế thị trường trong xu thế hội nhập toàn cầu.

Chính vì thế, họ đã quyết định lựa chọn cho mình một việc làm phù hợp với khả năng của bản thân, thích hợp với điều kiện của gia đình, tương thích với sự phát triển của cộng đồng dân cư. Đó là những việc như: xây dựng mô hình kinh tế gia đình VAC (vườn – ao – chuồng) của ông Nguyễn Văn Sinh, Chủ tịch Hội CGC huyện Tứ Kỳ, mô hình làm Đào thế bằng kỹ thuật ghép phôi trên cây đào già của ông Nguyễn Văn Sê, hội viên Hội CGC thị tứ Lê Lợi, TP. Chí Linh, vườn sinh vật cảnh cổ - kỳ - mĩ - văn của ông Nguyễn Ngọc Quyên, hội viên Hội CGC xã Đoàn Tùng, Thanh Miện, Phong lan Phi Điệp trong thời đại công nghệ số của bà Vũ Thị Thanh Mai, hội viên Hội CGC xã Tân Hương, Ninh Giang, Trung tâm Dạy nghề và Đào tạo Tài chính – Kế toán SFT của bà Nguyễn Thị Sang, Chủ tịch Hội CGC trường Đại học Hải Dương...

 

Bà Vũ Thị Thanh Mai, hội viên Hội CGC xã Tân Hương, Ninh Giang với mô hình trồng cây Phong lan Phi Điệp

Vấn đề đặt ra là vì sao những cán bộ, hội viên Hội CGC này lại có được thành công bước đầu trong sự vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ của thời đại 4.0 vào phát triển kinh tế gia đình? Dĩ nhiên, câu trả lời ở đây sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan của mỗi người mà các chủ KTGĐ là các cựu giáo chức trình bày trong phần báo cáo tham luận của họ. Với tư cách là người chủ trì hội thảo, tác giả bài viết xin nêu ra một cách khái quát những yếu tố cơ bản mang tính chất cốt lõi của việc tạo ra những thành công của các cán bộ, hội viên CGC trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế gia đình: 

Họ là những người đã thấu hiểu tiềm năng của bản thân và gia đình mình

Con người ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu. Muốn thành công chúng ta phải biết phát huy thế mạnh của mình, phải hình dung được vị trí của sự thành công để thấy bản thân mình cần làm những gì? Đây là một việc làm không đơn giản, như Bác Hồ đã nói: “Biết người cố nhiên là khó. Tự biết mình, cũng không phải là dễ. Đã không tự biết mình thì khó mà biết người. Vì vậy, muốn biết đúng sự phải trái ở người ta, thì trước hết phải biết đúng sự phải trái của mình”.

Thực tế đã cho thấy: người bình thường chỉ biết thích nghi với hoàn cảnh sống một cách thụ động, còn những người làm kinh tế gia đình như ông Sinh, bà Mai, ông Quyên, bà Sang, ông Sê, bà Tường... thì họ biết chủ động khơi dậy sức mạnh tinh thần và thể chất của mình trong khi hành động; không thờ ơ, nản chí mà dám quyết định công việc của mình trong những lúc khó khăn.

Xuất phát từ sự thấu hiểu bản thân, tất cả những chủ KTGĐ đều có khả năng quyết định hướng đi và cách làm của họ. Họ đã từng tự đặt ra cho mình câu hỏi làm gì để phát huy được những đặc điểm ưu việt của bản thân và gia đình? Và họ đã tìm thấy câu trả lời từ trong lời khuyên của Bác: “Việc gì cũng phải thiết thực, nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi, hơn một trăm chương trình to tát mà làm không được”. Đúng là, họ đã biến những hoàn cảnh khó khăn thành thuận lợi, họ đã chứng minh được câu nói “chiến thắng bản thân là chiến thắng lớn nhất”.

Họ luôn tích cực tìm kiếm, phát hiện khả năng sáng tạo của bản thân

Mọi sự thành công đều xuất phát từ sức sáng tạo của mỗi người, mà khả năng sáng tạo thì không phải là một tố chất bẩm sinh, nó được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động. Vì thế, muốn tạo dựng được KTGĐ một cách tốt đẹp, phương án tốt nhất mà các chủ nhân gia đình đã lựa chọn là biết sử dụng linh hoạt năng lực sẵn có của bản thân cùng với ý thức tích cực tìm tòi, khám phá khả năng sáng tạo của mọi người thông qua việc tham gia một cách tự giác, nhiệt tình các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội.

Kinh nghiệm thực tế cho hay những sự thành đạt chính đáng không bao giờ mang tính chất sao chép, mô phỏng kết quả của người khác mà phải do sức sáng tạo của chính bản thân mình tạo ra. Không có khả năng sáng tạo thì không bao giờ có được sự thành công trong công việc. Xét về mặt lí luận chúng ta thấy: trong bất kì sự vật, hiện tượng nào tồn tại trong thế giới khách quan và xã hội, bao giờ cũng có những “khoảng trống” giành cho sự sáng tạo cái mới. Vấn đề là ở chỗ các chủ KTGĐ có tìm ra nó hay không?

Để khơi dậy sức sáng tạo của bản thân, những người chủ gia đình đã tăng cường xây dựng mối quan hệ rộng rãi, nhất là đối với những người có trình độ học vấn cao và giàu tiềm lực phát triển; thường xuyên trao đổi ý kiến, học hỏi kinh nghiệm với những người đi trước, có ý thức tích lũy những ý tưởng hay, những cách làm tốt với phương châm “tích tiểu thành đại” để làm giàu cẩm nang nghề nghiệp của mình.

Biết được những hạn chế của bản thân vì tuổi cao, sức yếu ông Sinh đã bàn bạc kỹ lưỡng việc xây dựng mô hình VAC của mình với các thành viên trong gia đình trước khi triển khai. Để tạo ra sức mạnh của lòng đam mê cây cảnh, ông Quyên đã nhanh chóng tập hợp được những người bạn cùng chí hướng để thành lập Hội Sinh Vật cảnh của huyện và cùng nhau quảng bá vẻ đẹp của cây cảnh thông qua việc tổ chức triển lãm cây cảnh với sự tham gia của đông đảo bạn bè trong và ngoài tỉnh. Để có thêm niềm tin vào công việc mình làm, bà Mai đã không quản đường xá xa xôi, vượt qua hàng trăm cây số rừng núi để đến huyện Hàm Yên, Tuyên Quang tham quan, học hỏi kinh nghiệm của một gia đình nuôi cây Phong lan Phi Điệp có hiệu quả cao...

TS. Phạm Trung Thanh

(còn nữa)

 

 

[Ý kiến của bạn]
Các tin mới hơn
na Hội LHPN thị xã Kinh Môn phát động Tết trồng cây năm 2024(30/03/2024)
na Hội Nông dân tỉnh đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nông dân, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh(05/03/2024)
na Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Hải Dương ra mắt Trang thông tin điện tử(24/02/2024)
na Hội Cựu Thanh niên xung phong tỉnh đẩy mạnh phong trào thi đua, phát huy truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ(14/02/2024)
na Trên 40.400 người cao tuổi Hải Dương được chúc thọ, mừng thọ(14/02/2024)
Các tin cũ hơn
na Tặng quà học sinh khuyết tật, mồ côi, nghèo vượt khó nhân dịp Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6(01/06/2019)
na Hội Luật gia tỉnh Hải Dương 30 năm xây dựng và phát triển (11/5/1989 – 11/5/2019)(03/05/2019)
na Các cấp công đoàn TP Hải Dương hưởng ứng Tháng công nhân (28/04/2019)
na Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4(19/04/2019)
na Hội Đông y huyện Gia Lộc khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho người nghèo và các gia đình chính sách(10/04/2019)
TIN ẢNH
VIDEO
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín