Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Toàn đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
CHUYÊN MỤC CHÍNH
Số lượt truy cập
9,134,888
Những điểm mới cơ bản trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
( Cập nhật:21/1/2018 01:01:36)

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội thông qua ngày 18/11/2016. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018, bao gồm 09 chương, 08 mục và 68 điều. So với Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh, Luật có những điểm mới cơ bản sau:

1. Mở rộng chủ thể thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Điều 24 Hiến pháp năm 2013 quy định “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Cụ thể quy định này, khoản 1, Điều 6 của Luật quy định “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”.

 

Lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc

2. Bổ sung 01 chương về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Luật đã bổ sung 01 chương (chương II) về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo với 04 điều quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; quyền của tổ chức tôn giáo; tổ chức tôn giáo trực thuộc; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Mở rộng chủ thể thực hiện quyền đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung. Tại Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg, ngày 04/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành (Chỉ thị 01), chủ thể thực hiện quyền này bao gồm nhóm tín đồ thuộc tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận và nhóm người theo tôn giáo nhưng chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để công nhận tư cách pháp nhân. Nghị định số 92/2012/NĐ-CP, ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và một số biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (Nghị định 92) quy định chủ thể thực hiện quyền này là công dân có nhu cầu tập trung để sinh hoạt tôn giáo nhưng chưa có tổ chức được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo hoặc công nhận về tổ chức. Kế thừa và bổ sung các quy định này, Luật quy định chủ thể thực hiện quyền này bao gồm chủ thể được quy định tại Chỉ thị 01; Nghị định 92; ngoài ra những người thuộc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cũng được thực hiện quyền này.

Bên cạnh đó, theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo: việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung không xem là mốc khởi điểm để hình thành về tổ chức.

4. Một số nội dung theo quy định của Pháp lệnh thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, nay Luật phân cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở Trung ương. Việc thay đổi này sẽ giảm tải công việc cho Thủ tướng Chính phủ, tăng thẩm quyền cho cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cũng như giúp cho việc cải cách thủ tục hành chính liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo nhanh gọn, thuận lợi hơn.

5. Thời gian được công nhận là tổ chức tôn giáo từ 23 năm giảm còn 05 năm. Pháp lệnh quy định tổng thời gian từ khi được UBND cấp xã chấp thuận sinh hoạt tôn giáo đến đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận tổ chức tôn giáo là 23 năm. Theo quy định của Luật, thời gian công nhận tổ chức tôn giáo được tính từ khi tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên.

6. Loại bỏ, bổ sung một số từ ngữ được sử dụng trong Luật. Một số từ ngữ đã được sử dụng tại Pháp lệnh như: hội đoàn, dòng tu, tổ chức tôn giáo cơ sở đã bị loại bỏ; đồng thời bổ sung nhiều từ ngữ mới, như: tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo, chức việc, sinh hoạt tôn giáo và đặc biệt là cách hiểu về tổ chức tôn giáo trực thuộc. Tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của Luật được hiểu bao hàm cả tổ chức tôn giáo cơ sở, hội đoàn, dòng tu, các ban, ngành, tự viện từ trung ương đến cơ sở của tổ chức tôn giáo.

7. Vấn đề tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo. Điều 30 của Luật quy định tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Đây là một nội dung mới, quan trọng của Luật nhằm xác định rõ địa vị pháp lý của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các tổ chức khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.

8. Tách phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc thành phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc và bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc. Luật quy định cách thức thực hiện đối với việc phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc (Điều 33 của Luật) khác với bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc (Điều 34 của Luật).

9. Về cơ sở đào tạo tôn giáo, mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo. Trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh, Luật đổi tên Trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo thành Cơ sở đào tạo tôn giáo. Đồng thời quy định việc mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo cho 02 trường hợp: mở lớp cho người chuyên hoạt động về tôn giáo và mở lớp bồi dưỡng cho những người không chuyên hoạt động tôn giáo. Việc quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc khi mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo; mặt khác đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có quyền tham dự các lớp bồi dưỡng về tôn giáo cho mọi người.

10. Bổ sung nội dung phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Đây là quy định mới, phù hợp với thực tiễn hoạt động tôn giáo, với xu thế hội nhập và thông lệ quốc tế. Quy định này đã tạo điều kiện cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được đề nghị phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị khi đáp ứng các điều kiện của Luật định.

11. Đăng ký hoạt động tín ngưỡng, thông báo danh mục hoạt động tôn giáo. Việc đăng ký hoạt động tín ngưỡng, thông báo danh mục hoạt động tôn giáo được thay đổi theo hướng chỉ đăng ký, thông báo lần đầu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những nội dung không có trong văn bản đăng ký hoặc thông báo sẽ đăng ký, thông báo bổ sung.

12. Luật bổ sung các quy định theo hướng tạo điều kiện cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Luật dành 01 mục với 07 điều quy định về hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài, trong đó điểm mới tiến bộ đó là việc tạo điều kiện cho nhóm người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo tập trung có thể thuê, mượn địa điểm để sinh hoạt tôn giáo; người nước ngoài có thể được tổ chức tôn giáo ở Việt Nam phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị...

13. Một số nội dung hoạt động chỉ cần thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Một số nội dung hoạt động chỉ cần thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để các cơ quan này biết, thực hiện trách nhiệm phối hợp với người đại diện, các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc để các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng diễn ra đảm bảo an toàn, đúng quy định... Các nội dung chỉ cần thông báo như: thông báo lễ hội tín ngưỡng định kỳ; thông báo về các khoản thu, mục đích sử dụng khoản thu từ việc tổ chức lễ hội; thông báo hoạt động của cơ sở đào tạo; thông báo người được suy cử hoặc phong phẩm...

14. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo. Để đảm bảo có đầy đủ công cụ pháp lý nhằm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, đồng thời quyền phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, Luật quy định về thanh tra chuyên ngành về tôn giáo, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện; xử lý vi phạm trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và một số biện pháp chế tài khác như đình chỉ, giải thể.

15. Phân định trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo. Luật quy định cụ thể trách nhiệm, thẩm quyền của bộ, ngành, Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc tập hợp đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không có tín ngưỡng, tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo./.

Đặng Thị Pha (Ban Dân vận Tỉnh ủy)

[Ý kiến của bạn]
Các tin mới hơn
na Chế độ chi đón tiếp, thăm hỏi một số đối tượng do Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp thực hiện(23/03/2024)
na Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh thăm, tặng quà các chức sắc Phật giáo nhân dịp Tết Nguyên đán 2024(31/01/2024)
na Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh hỗ trợ xây dựng 4 ngôi nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo(25/12/2023)
na Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh chúc mừng Lễ Giáng sinh năm 2023(23/12/2023)
na Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trần Đức Thắng thăm, chúc mừng Hội Thánh tin lành Hải Dương(22/12/2023)
Các tin cũ hơn
na Các đồng chí lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh thăm, tặng quà nhân dịp Lễ Giáng sinh và năm mới 2018(25/12/2017)
na Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà nhân dịp lễ Giáng sinh (20/12/2017)
na Phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương (09/12/2017)
na Bế mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII(28/11/2017)
na Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh tiếp đoàn đại biểu Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh nhiệm kỳ 2017 - 2022(14/09/2017)
TIN ẢNH
VIDEO
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín