Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Toàn đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
CHUYÊN MỤC CHÍNH
Số lượt truy cập
9,337,477
75 năm Ngày toàn quốc kháng chiến và bài học về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
( Cập nhật:18/12/2021 06:43:18)

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đã trở thành một trong những biểu tượng mẫu mực, đỉnh cao của nghệ thuật khơi dậy và phát huy sức mạnh của nhân dân, sức mạnh toàn dân trong thời đại mới.

 

Phát lệnh toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội tháng 12.1946. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Cách đây 75 năm, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra một quyết định lịch sử, chính xác, kịp thời - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, kêu gọi toàn dân tộc nhất tề đứng lên, tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Năm tháng đã qua đi, nhưng âm hưởng hào hùng của Lời kêu gọi năm xưa vẫn còn mãi với thời gian, để lại nhiều bài học quý, có ý nghĩa to lớn và thiết thực với công cuộc đổi mới đất nước hôm nay. Một trong số đó là bài học khơi dậy, quy tụ và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Khơi dậy, quy tụ và phát huy sức mạnh toàn dân

Với âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa, thực dân Pháp mỗi lúc một điên cuồng lấn tới. Là hiện thân của ý chí hòa bình Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm hết sức mình để tránh một cuộc chiến tranh đổ máu cho hai dân tộc, nhưng khi kẻ thù đã buộc chúng ta phải cầm súng bảo vệ Tổ quốc, thì nhân dân ta không sợ hy sinh, gian khổ, kiên quyết chiến đấu để bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc.

Đêm 19.12.1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Đại diện cho tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, thúc giục toàn dân đứng lên cứu nước: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ..” (1).

Đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân cả nước ta với ý chí “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” đã nhất tề đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mở đầu là cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội.

Cùng với quân dân Thủ đô, quân dân các địa phương trong cả nước cũng đã chiến đấu ngoan cường, giam chân địch. Đường lối kháng chiến của Đảng ta xác định ngay từ đầu là chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.

Sau 9 năm chiến đấu vô cùng oanh liệt, quân và dân ta đã đánh thắng thực dân Pháp và can thiệp Mỹ mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, “được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ 20, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”(2).

Có thể khẳng định, trên cơ sở kế thừa truyền thống của ông cha về tập hợp sức mạnh của nhân dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước, đồng thời vận dụng một cách sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử vào tình hình và điều kiện của cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi dậy và phát huy “sức mạnh vô tận” của quần chúng nhân dân, từ đó tạo thành sức mạnh tổng hợp để giành chiến thắng, viết nên những trang sử oanh liệt, oai hùng của dân tộc. Và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đã trở thành một trong những biểu tượng mẫu mực, đỉnh cao của nghệ thuật khơi dậy và phát huy sức mạnh của nhân dân, sức mạnh toàn dân trong thời đại mới.

Một trong những thành công nổi bật trong phát huy sức mạnh toàn dân của Đảng ta và Hồ Chí Minh, được thể hiện trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, là đã khơi dậy điểm tương đồng, ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ chung của mọi người dân đối với Tổ quốc.

Ngay từ đoạn mở đầu, từ “đồng bào” đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại 2 lần để nhấn mạnh rằng toàn bộ người dân Việt Nam đều cùng nguồn cội, cùng giống nòi, có quan hệ thân thiết như ruột thịt. Từ đó, thức tỉnh lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc, ý thức tự tôn dân tộc, sự kiên cường, dũng cảm ở mỗi người; làm cho mỗi người đều cảm thấy mình cần phải làm gì đó để bảo vệ đất nước, bảo vệ dân tộc này. Nhờ đó, đã quy tụ, tập hợp được lực lượng, nhân lực, vật lực, trí lực... cho cuộc kháng chiến.

Sự sáng tạo, độc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở việc xác định và sử dụng lực lượng để phát huy cao nhất sức mạnh toàn dân. Cụ thể, Lời kêu gọi không dừng lại ở việc nêu lên ý thức trách nhiệm chung chung, ở lực lượng chung chung, mà đã chỉ rõ vai trò của mỗi một thành phần, mỗi lực lượng trong xã hội. Người viết: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc...”(3). Điều đó có nghĩa, lực lượng tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là mọi người dân Việt Nam, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu quốc.

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, đáp lại lời kêu gọi thiêng liêng của lãnh Người, toàn dân, toàn quân ta nhất tề đứng lên kháng chiến với tinh thần “mỗi quốc dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài”. Trong khi già, trẻ, trai, gái, lương, giáo... sát cánh cùng bộ đội đánh giặc trong từng căn nhà, góc phố; dựng công sự, chiến hào; làm trinh sát, thông tin liên lạc, binh vận, địch vận, cứu thương, vận tải... thì cán bộ, đội viên lực lượng vũ trang tại mặt trận Hà Nội nêu cao tinh thần “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, với bom ba càng, cùng nhân dân Thủ đô chiến đấu anh dũng suốt 60 ngày đêm, đập tan hoàn toàn kế hoạch đánh chiếm Hà Nội trong vòng 24 giờ của địch.

Những biểu hiện trên chính là bằng chứng sinh động và đầy thuyết phục về nghệ thuật khơi dậy và phát huy sức mạnh toàn dân từ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Đặc biệt, nghệ thuật đó còn tạo tiền đề, nền tảng vững chắc và tiếp tục phát huy vai trò to lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước sau này.

Phát huy tinh thần toàn quốc kháng chiến trong sự nghiệp đổi mới

Ngày 19.12.1946 đã đi vào lịch sử dân tộc ta như một sự kiện trọng đại, trở thành biểu tượng sáng ngời về tinh thần yêu nước quật khởi, hào hùng của sức mạnh đoàn kết toàn dân trước vận mệnh của đất nước.

Trải qua 75 năm, đất nước ta đã trải qua nhiều sự kiện lịch sử, tình thế đã có nhiều thay đổi, nhưng ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của Lời kêu gọi thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc vẫn còn nguyên giá trị, trong đó, có bài học về khơi dậy, tập hợp và phát huy sức mạnh toàn dân.

Phát huy tinh thần toàn quốc kháng chiến, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lập nên bao kỳ tích: đi tiên phong trong việc đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ và đội quân viễn chinh Pháp, đánh bại chủ nghĩa thực dân kiểu mới cùng đội quân với vũ khí tối tân của đế quốc Mỹ, lập lại hòa bình, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng thành công nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Qua 35 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội và tình trạng kém phát triển. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên. Quan hệ đối ngoại ngày càng được mở rộng, đi vào chiều sâu, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, tạo lập và giữ được môi trường hòa bình, tranh thủ yếu tố thuận lợi của môi trường quốc tế để phát triển. Hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao, đóng góp ngày càng tích cực, có trách nhiệm vào đời sống chính trị khu vực và thế giới...

Những thành tựu đó tạo tiền đề, là nền tảng quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ hơn nữa; đồng thời, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.

Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, chúng ta tiếp tục nghiên cứu, vận dụng bài học kinh nghiệm về phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập; trong đó, tập trung xây dựng và phát huy mọi tiềm lực về cả chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa-xã hội và khoa học-công nghệ.

---------

(1), (3): Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.534.

(2) Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1976, tr.55,56.

Theo TTXVN

 

[Ý kiến của bạn]
Các tin mới hơn
na Mốc son lịch sử chói lọi soi sáng tương lai(30/04/2024)
na Hải Dương có 207 đơn vị hành chính cấp xã(28/04/2024)
na Nhớ nguồn cội, nghĩ đạo làm người(18/04/2024)
na Thể lệ Giải báo chí “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023 - 2024(14/04/2024)
na Biểu trưng và tranh cổ động Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X(10/04/2024)
Các tin cũ hơn
na Tâm tư, nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân tại kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa XVII(06/12/2021)
na Cụm thi đua các tỉnh Đồng bằng sông Hồng: Nội dung thi đua cần gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị của toàn hệ thống(03/12/2021)
na 60 năm một chặng đường vẻ vang(01/12/2021)
na Cải tiến và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ(25/11/2021)
na Đại đoàn kết - sức mạnh vượt qua thiên tai, dịch họaa(22/11/2021)
TIN ẢNH
VIDEO
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín