Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Toàn đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
CHUYÊN MỤC CHÍNH
Số lượt truy cập
9,150,302
Cần khéo léo khi phê bình học sinh
( Cập nhật:17/9/2017 22:09:32)

Giáo dục trẻ em là một công việc phức tạp, nó vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật...

 

Ảnh minh họa

Trong quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành, chắc chắn các em học sinh sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm có tính nhất thời hoặc kéo dài trong một thời gian nhất định. Nếu cái lỗi của các em xảy ra trong phạm vi gia đình như lỡ tay đánh vỡ đồ vật hoặc mải chơi không chịu học bài thì thường bị ông bà, cha mẹ, anh chị  phê bình là: “Chân tay hậu đậu”, “lười như hủi”… Nếu cái lỗi xảy ra trong nhà trường như không thuộc bài, quên không làm bài tập về nhà thì bị thầy cô phê phán là: “Việc học thì nhác”, “học dốt”, "lười học"… Những sự góp ý phê bình như thế ít có tác dụng giáo dục, thậm chí có khi còn làm cho các em phản kháng dữ dội, vì nó chạm vào lòng tự trọng của các em, làm cho các em tự ái, tủi thân, dẫn tới sự giảm sút hưng phấn trong các hoạt động. Xét về mặt tâm lý, chúng ta không nên phê bình học sinh theo kiểu đánh giá trực diện vào nhân cách của chủ thể. Sau đây là một số cách để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục khi phê bình học sinh.

Phê bình hướng vào khách thể

Khi phê bình, chúng ta nhằm vào nội dung việc làm của học sinh chứ không nên nhằm vào nhân cách của các em. Nói cách khác, phê bình việc chứ không phê bình người. Vì khi giao nhiệm vụ cho các em thì mục đích của chúng ta là mong muốn các em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhưng để làm được điều đó, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó quan trọng nhất là sự phù hợp giữa nội dung nhiệm vụ với khả năng của các em.

Có nhiều lý do khiến cho các em không hoàn thành nhiệm vụ, nhưng chủ yếu là sự bất cập giữa tính phức tạp của công việc được giao với các điều kiện thực hiện. Bởi thế, khi phê bình thiếu sót của các em, chúng ta nên chỉ ra sự hạn chế về mặt khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, không nên chỉ trích về ý thức trách nhiệm của chủ thể học sinh đối với nhiệm vụ được giao, đành rằng đó cũng là một nguyên nhân dẫn tới thiếu sót ở một số ít em.

Ví dụ: khi gọi một học sinh lên kiểm tra bài cũ, nhưng em không làm được bài. Trong trường hợp đó thầy cô không nên vội vàng chụp mũ cho em cái tội lười nhác, ham chơi lêu lổng không chịu làm bài để rồi cho em một điểm số thấp trước sự chứng kiến của cả lớp. Phê bình theo kiểu ấy sẽ làm tổn thương nặng nề về nhân cách của học sinh. Học sinh trở lại chỗ ngồi trong sự buồn tủi, ấm ức vì bị đánh giá sai nguyên nhân dẫn tới thiếu sót trên.

Trong trường hợp này, thày cô có thể hướng các em đến sự suy nghĩ về nguyên nhân của thiếu sót. Đó có thể là việc thiếu thời gian làm bài hoặc vì nội dung bài khó quá so với khả năng của các em nên không giải được. Do đó, thầy cô có thể phê bình các em chưa bố trí thời gian học tập một cách thích hợp hoặc chưa biết tận dụng sự giúp đỡ của người khác. Qua đấy chỉ ra cho các em biện pháp khắc phục bằng cách nhắc nhở các em cần sắp xếp thời gian học tập ở nhà nhiều hơn hoặc khi cần thiết thì nên hỏi người lớn trong nhà, hay bạn bè trong nhóm học tập để hoàn thành nhiệm vụ được giao trước khi tới lớp. Nếu đây là lần đầu, thầy cô có thể cho các em nợ trả bài vào lần khác. Kinh nghiệm thực tế cho hay, cách phê bình như thế không những không gây ra sự căng thẳng, nặng nề đối với học sinh mà còn chỉ ra cho các em một hướng khắc phục thiếu sót trong những lần khác.

Tạo ra hưng phấn cho học sinh trước khi phê bình

Nhìn nhận một cách khái quát chúng ta có thể khẳng định: ở bất kỳ học sinh nào cũng có ưu điểm và nhược điểm, trong đó phần ưu điểm là chính. Và bất kì học sinh nào cũng thích được khen, không muốn bị chê bai, nhất là ở chỗ đông người. Vì thế, chúng ta cần tận dụng đặc điểm tâm lý này trong khi phê bình các em.

Nói một cách cụ thể là chúng ta cần khai thác mặt ưu điểm mà các em có được trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao để tạo ra sự hưng phấn về mặt tinh thần trong tâm hồn, sau đó mới khéo léo đưa ra phần hạn chế của các em cần phải sửa chữa. Làm như vậy các em ít bị ức chế mặc dù chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ví dụ: khi mẹ giao nhiệm vụ cho con quét nhà nhưng nó quét không sạch. Trong trường hợp này, nếu mẹ phê bình là làm việc cẩu thả, dối trá thì con cái sẽ mất hứng thú khi tiếp thu lời phê bình và chưa biết cách khắc phục. Do đó, mẹ nên phê bình theo kiểu: Con đã cố gắng quét xong nhà giúp mẹ, thế là tốt, nhưng lần sau con cần quan sát kỹ nền nhà để quét cho sạch đều hơn!

Lời phê bình này vừa mang tính chất động viên được con trẻ, vừa chỉ ra thiếu sót mà con cần sửa chữa. Xét về mặt giáo dục, nó có nhiều ý nghĩa tốt hơn. Điều đáng lưu ý là thời điểm phê bình cũng cần được chúng ta quan tâm. Sự nghiên cứu của các nhà khoa học về mặt sinh học đối với lứa tuổi cho biết từ 17 giờ đến 19 giờ (tức là từ 5 đến 7 giờ chiều) là thời gian hoạt động của dòng điện sinh học ở các em rất thấp, sự cần thiết đối với nó lúc này là bổ sung dinh dưỡng, khôi phục thể lực. Bởi vậy, vào thời điểm này chúng ta không nên đưa ra những lời răn dạy hoặc áp dụng hình phạt đối với các em.

Có thể khẳng định, muốn nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh, chúng ta phải tìm  được những ưu điểm, trên cơ sở đó tạo ra cho các em sự hào hứng, phấn khởi, sau đó mới góp ý, phê bình những hạn chế của các em vào một thời điểm thích hợp./.

TS. Phạm Trung Thanh

[Ý kiến của bạn]
Các tin mới hơn
na Nhớ nguồn cội, nghĩ đạo làm người(18/04/2024)
na Thể lệ Giải báo chí “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023 - 2024(14/04/2024)
na Biểu trưng và tranh cổ động Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X(10/04/2024)
na Cuộc thi viết “Bác Hồ với Hải Dương, Hải Dương với Bác Hồ”: Không hạn chế đối tượng, số lượng tác phẩm tham gia (10/04/2024)
na Hải Dương rút kinh nghiệm tổ chức Đại hội điểm MTTQ cấp huyện(09/04/2024)
Các tin cũ hơn
na Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích K9-Đá Chông(10/09/2017)
na Chuẩn bị tâm thế cho học sinh bước vào năm học mới(04/09/2017)
na Tính khoa học và nghệ thuật trong công tác dân vận(31/08/2017)
na Khai mạc Hội nghị tập huấn công tác Mặt trận cho 28 tỉnh, thành phía Bắc(29/08/2017)
na Thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị Hải Dương - Viêng Chăn(23/08/2017)
TIN ẢNH
VIDEO
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín