Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Toàn đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
CHUYÊN MỤC CHÍNH
Số lượt truy cập
9,138,808
Góp phần nâng cao kỹ năng hoạt động của đại biểu dân cử
( Cập nhật:22/8/2017 09:06:51)

Bài một: Kỹ năng với hoạt động của đại biểu và kỹ năng thu thập thông tin

 

Kỹ năng là khả năng của mỗi người để hoàn thành một công việc nào đó với hiệu suất cao nhất, kết quả tốt nhất; nó được hình thành trên cơ sở kiến thức, hiểu biết và sự rèn luyện, tích lũy qua thực tế. Kỹ năng có hai nhóm: kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm (hay còn gọi là kỹ năng sống); kỹ năng chuyên môn có được qua đào tạo, kỹ năng mềm có được qua tự học, tự rèn luyện, tích lũy trong cuộc sống.

Kỹ năng với hoạt động của đại biểu

Kỹ năng có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, để hoàn thành công việc dù việc đơn giản hay phức tạp, ngoài kiến thức, mỗi người đều cần có những kỹ năng tối thiểu. Đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) được cử tri bầu nên, không ai được đào tạo ở một trường lớp nào về hoạt động của cơ quan dân cử, đòi hỏi mỗi đại biểu phải tự rèn luyện cho mình những kỹ năng về hoạt động của HĐND (kỹ năng mềm) để hoàn thành trọng trách mà cử tri, nhân dân đã tin tưởng giao phó. Đã có sự tổng kết, một người gọi là thành đạt thì kỹ năng mền góp phần 75%, còn kỹ năng chuyên môn chỉ chiếm 25%.

Kỹ năng là một trong ba yếu tố để một đại biểu HĐND hoạt động có hiệu quả, ba yếu tố đó là: bản lĩnh - thông tin - kỹ năng. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đại biểu có nhiều kỹ năng cần được rèn luyện, tích lũy.

Kỹ năng thu thập thông tin

Thông tin đối với mỗi người có vai trò rất quan trọng dù người đó làm việc ở lĩnh vực nào, ở cương vị nào, nó có tính quyết định đến hiệu quả công việc, thậm chí quyết định sự thành công hay thất bại. Đại biểu dân cử với chức năng hết sức quan trọng, tham gia việc quyết định ban hành luật pháp, chính sách, những vấn đề quan trọng của cử nước cũng như ở địa phương và giám sát việc thực thi pháp luật trên toàn xã hội thì thông tin lại càng có vai trò quan trọng. Hoạt động của Đại biểu dân cử luôn mang tính chất phản biện, nếu không có thông tin đầy đủ thì không thể có các quyết định chính xác, phù hợp, cũng không thể có giám sát đạt hiệu quả.

Trong kinh doanh, thông tin được ví như “tiền bạc”, trong hoạt động của đại biểu dân cử, thông tin được ví như “nguyên liệu” để đại biểu hoạt động. Có nhiều thông tin sẽ giúp cho đại biểu tự tin, chủ động, mạnh dạn hơn trong các hoạt động tại nghị trường, đại biểu cần thông tin để “nói cho đúng, trúng” vấn đề.

Thông tin cần có của đại biểu dân cử là thông tin gì?

Đó là: Nhóm thông tin về quy định của pháp luật: Hiến pháp và các văn bản pháp luật, nghị quyết Quốc hội, HĐND đang còn hiệu lực. Nhóm thông tin mang tính thời sự: tình hình kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trong nước và ở mỗi địa phương thông qua hoạt động, thu thập từ các phương tiên thông tin đại chúng. Nhóm thông tin từ phía cử tri và nhân dân: tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị chính đáng, hợp pháp của nhân dân, những vấn đề bức xúc ở địa phương thông qua các hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và trong quá trình công tác của đại biểu ở cơ quan, đơn vị mình.

Và thu thập nó như thế nào?

Nhu cầu thông tin đối với đại biểu là rất lớn, càng có nhiều thông tin càng thuận lợi cho hoạt động của đại biểu. Các phương thức thu thập thông tin có thể sử dụng:

Thứ nhất, đọc, nghiên cứu tài liệu, là cách thức thu thập thông tin chủ yếu nhất. Văn bản, tài liệu cần nghiên cứu, xem xét đối với đại biểu dân cử là rất lớn (nhất là đại biểu Quốc hội). Do đó, đại biểu cần rèn luyện kỹ năng đọc (đọc nhanh), gồm các bước:

Chọn tài liệu để đọc, với khối lượng tài liệu lớn thuộc nhiều lĩnh vực, mỗi đại biểu không thể đủ sức, không đủ thời gian đọc, nghiên cứu hết các lĩnh vực, do đó, đại biểu nên chọn tài liệu ở lĩnh vực mà mình am hiểu, lĩnh vực đang công tác hoặc sở trường của mình.

Đặt mục tiêu đọc, hãy đặt câu hỏi: đọc tài liệu này để lấy thông tin gì? việc đặt mục tiêu sẽ giúp ta nhanh chóng có được thông tin khi ta đọc vào các trang tài liệu. Trong một tập tài liệu hoặc một cuốn sách, hãy chọn những phần văn bản có thông tin đã chọn để đọc bằng cách xem phần tóm tắt, mục lục hoặc phần đánh giá chung để chọn mục, phần hoặc trang cần đọc.

Kỹ thuật đọc nhanh (gọi là lướt nhanh và bỏ qua), hãy sử dụng một vật làm chuẩn (cây bút, chiếc thước hoặc ngón tay) lướt ngang nhanh trang giấy theo dòng, lúc đầu chậm và tăng tốc độ nhanh dần lên, mắt ta sẽ chạy theo kịp, khi “vấp” vào thông tin, số liệu cần sẽ dừng lại và đánh dấu, ghi chú thông tin cần thiết (vào lề tài liệu hoặc vào một cuốn sổ mang theo). Khi lướt ngang trang giấy đã thành thói quen và nhanh, chúng ta chuyển sang lướt dọc trang giấy, mắt ta vẫn lướt nhanh kịp các dòng chữ và nhận biết được thông tin. Thực tế đã chứng minh, nếu rèn kỹ năng đọc nhanh trong vòng 3 - 4 tuần, tốc độ đọc có thể gấp 4 - 5 lần tốc độ đọc bình thường.

Thứ hai, đại biểu có thể thu thập thông tin trong quá trình hoạt động của mình, qua tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, hoạt động giám sát, khảo sát; thông tin từ dư luận xã hội, qua thông tin báo chí... Đại biểu lưu thông tin cần thiết vào một cuốn sổ để sử dụng khi cần thiết.

Thứ ba, đại biểu thực hiện quyền yêu cầu cung cấp thông tin (được quy định tại Điều 99. Luật tổ chức chính quyền địa phương): “Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, đại biểu HĐND có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu yêu cầu theo quy định của pháp luật”.

Thứ tư, tham vấn ý kiến nhân dân, ý kiến chuyên gia: với tư cách tập thể (Thường trực hoặc Ban của HĐND) có thể gửi tài liệu hoặc tổ chức họp để để xin ý kiến các chuyên gia về những vấn đề liên quan đến việc sẽ quyết định một chính sách nào đó; hoặc cũng có thể sử dụng hình thức tiếp xúc cử tri theo chuyên đề để tham vấn ý kiến nhân dân, các nhà chuyên môn, các chuyên gia về một vấn đề nào đó.

Sau khi thu thập thông tin nếu xuất hiện những thông tin không nhất quán với nhau cần yêu cầu cơ quan nhà nước làm rõ, hoặc khảo sát lại ý kiến từ các tổ chức, từ cử tri để giá được độ tin cậy của thông tin giúp đại biểu đưa ra ý kiến hiệu quả, sát, đúng. Độ chính xác, tin cậy của thông tin có thể dựa vào các tiêu chí sau đây: nguồn cung cấp, chính thống hay dư luận; thông tin mang tính đại diện (số đông) hay chỉ là thiểu số? Đối tượng cung cấp (độ tin cậy phụ thuộc vào chức vụ, trình độ, năng lực của người cung cấp thông tin)? Thông tin đã được đối chiếu khi có mâu thuẫn giữa các nguồn tin chưa?

Khi đã có đầy đủ thông tin, đại biểu sẽ “vững tâm” quyết định sử dụng để phát biểu thảo luận, xem xét báo cáo, chất vấn và biểu quyết quyết định những vấn đề quan trọng, cũng như trong hoạt động giám sát./.

Lương Anh Tế

 

[Ý kiến của bạn]
Các tin mới hơn
na Chuyển biến tích trong thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị tại Đảng ủy phường Phạm Ngũ Lão(26/11/2023)
na Phường Thanh Bình: Khéo dân vận – Chìa khóa của mọi thành công!(21/11/2023)
na Xã Nam Chính thực hiện hiệu quả công tác giám sát đầu tư của cộng đồng(05/04/2023)
na Gia đình bà Trịnh thực hiện vệ sinh yêu nước(15/02/2023)
na MTTQ xã An Thanh tuyên truyền vận động Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới nâng cao(30/12/2022)
Các tin cũ hơn
na Rèn luyện phẩm chất độc lập suy nghĩ trong công tác quản lý xã hội(15/05/2017)
na Thực trạng và một số giải pháp về công tác bảo vệ, trợ giúp người khuyết tật hiện nay(09/05/2017)
na Những tấm lòng "Vàng" vì đồng bào miền Trung bị lũ lụt (27/10/2016)
na Một số kinh nghiệm lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật vào hoạt động tư vấn pháp luật(25/08/2016)
na Người con gái tật nguyền với tấm lòng nhân ái(03/06/2016)
TIN ẢNH
VIDEO
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín