Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Toàn đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
CHUYÊN MỤC CHÍNH
Số lượt truy cập
9,158,875
Gia Lộc: Tổ chức Lễ hội mùa thu đền Quát
( Cập nhật:25/9/2018 14:16:32)

Trong các ngày 23,24,25/8/2018 (tức ngày 14,15,16 âm lịch) tại Khu di dích lịch sử văn hóa Quốc gia đền Quát (thôn Hạ Bì, xã Yết Kiêu), UBND huyện Gia Lộc tổ chức Lễ hội mùa thu để tưởng nhớ danh tướng Yết Kiêu - Vị tướng có biệt tài bơi lặn đã có công lớn giúp nhà Trần đại phá quân Nguyên Mông ở thế kỷ XIII.

 

Lễ dâng hương tại Khu di dích đền Quát

Danh tướng Yết Kiêu, tên thật là Phạm Hữu Thế (1242-1301), quê quán ấp Hạ Bì, huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng (nay là xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Tương truyền ông có biệt tài về bơi lặn, có thể đi lại dưới nước như đi trên cạn, sức khoẻ phi thường, hăng hái một lòng đánh giặc cứu nước. Vì vậy, Phạm Hữu Thế được Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn tin tưởng giao cho làm tướng công, đầu quân lực lượng thuỷ quân.

Sau trận thuỷ chiến đánh tan quân Nguyên lần thứ hai, nhà vua đã đặt tên cho Phạm Hữu Thế là Yết Kiêu (tên một loài cá lớn lúc bấy giờ). Sau đại thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, kết thúc cuộc xâm lược lần thứ ba của nhà Nguyễn với nước Đại Việt, trong đó Yết Kiêu là vị tướng tài chỉ huy thuỷ quân của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Qua ba lần giúp triều đình đánh tan quân Nguyên xâm lược, Vua Trần đã sắc phong cho Yết Kiêu chức: "Đệ nhất Đô soái Thuỷ Quân”. Với công lao to lớn của Yết Kiêu, Vua Trần cho lập Đền thờ của vị tướng này ngay tại quê nhà (Đền Quát hiện nay).

Để tưởng nhớ tới Danh tướng Yết Kiêu và các bậc tiền nhân, hàng năm Lễ hội Đền Quát được UBND huyện Gia Lộc tổ chức trang trọng và tôn nghiêm vào mùa xuân và mùa thu (rằm tháng Giêng và rằm tháng Tám âm lịch) theo nghi thức truyền thống cả về phần lễ và phần hội.

 

Giải đua thuyền truyền thống

Lễ hội mùa thu năm nay, ngoài phần lễ, phần hội được Ban tổ chức lễ hội tổ chức rất sôi nổi và náo nhiệt với các trò chơi dân gian như: thi cỗ hộp, bơi Chiềng, đua thuyền truyền thống, thi đấu cờ người, kéo co, đi cầu thùm, bắt vịt... Ngoài ra ban tổ chức còn tổ chức giao lưu hát quan họ, thơ ca thu hút nhiều người tham gia, cổ vũ.

Lễ hội truyền thống Đền Quát được tổ chức hằng năm nhằm tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của danh tướng Yết Kiêu và các bậc tiền nhân đối với sự nghiệp giữ nước, bảo vệ nền độc lập của dân tộc; đồng thời, phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong và ngoài huyện./.

Hà Thế Quyền (Ban Dân vận Tỉnh ủy)

[Ý kiến của bạn]
Các tin mới hơn
na Chế độ chi đón tiếp, thăm hỏi một số đối tượng do Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp thực hiện(23/03/2024)
na Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh thăm, tặng quà các chức sắc Phật giáo nhân dịp Tết Nguyên đán 2024(31/01/2024)
na Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh hỗ trợ xây dựng 4 ngôi nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo(25/12/2023)
na Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh chúc mừng Lễ Giáng sinh năm 2023(23/12/2023)
na Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trần Đức Thắng thăm, chúc mừng Hội Thánh tin lành Hải Dương(22/12/2023)
Các tin cũ hơn
na Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổng kết khóa An cư kiết hạ, Phật lịch 2562 - Dương lịch 2018(18/09/2018)
na Kế hoạch tổ chức Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2018(15/09/2018)
na Chữ “hiếu” xưa và nay(17/08/2018)
na Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan báo hiếu(17/08/2018)
na Kết quả bước đầu thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho các cơ sở tôn giáo huyện Cẩm Giàng(13/08/2018)
TIN ẢNH
VIDEO
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín