Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Toàn đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
CHUYÊN MỤC CHÍNH
Số lượt truy cập
9,171,200
Cuộc sống và sự cân bằng tâm lý trong mỗi con người
( Cập nhật:15/2/2018 00:02:14)

Con người sống trong xã hội hiện đại luôn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau. Hiệu quả hoạt động của mỗi con người trong cuộc sống hàng ngày luôn luôn phụ thuộc vào trạng thái tâm lý của họ...

 

Ảnh minh họa

Nếu tạo ra được sự cân bằng tâm lý giữa hưng phấn và ức chế, trong đó hưng phấn giữ vai trò chủ đạo thì con người sẽ có nhiều điều kiện thuân lợi để nâng cao năng suất lao động. Vậy làm thế nào để có được sự cân bằng tâm lý? Đây là một vấn đề phức tạp, bởi đời sống tâm lý của mỗi con người là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Trong đó có các mối quan hệ chủ yếu như: Quan hệ giữa con người với các sự vật, hiện tượng trong môi trường sống; quan hệ giữa con người với con người; quan hệ giữa con người với cộng đồng, xã hội và quan hệ giữa con người với chính bản thân mình. Muốn có được sự cần bằng tâm lý, chúng ta cần:

Chấp nhận những gì mình đang có                     

Trong cuộc sống mỗi người đều có lý tưởng phấn đấu của riêng mình. Đó là một mục tiêu cao đẹp được trải nghiệm trong suốt cuộc đời và được thực hiện thông qua nhiều mục tiêu nhỏ ở các cấp độ, trong từng thời điểm khác nhau. Có điều là trong suốt quá trình phấn đấu để đạt được mục tiêu trên không phải lúc nào cũng "thuận buồm xuôi gió", mà thực tế cho thấy không ít lúc chúng ta đã gặp những khó khăn, trắc trở, thậm chí có cả thất bại.

Trong những lúc như thế, tâm trạng của con người trở nên rất căng thẳng, nếu không có biện pháp tâm lý điều chỉnh kịp thời sẽ gây ra sự ức chế thần kinh, ảnh hưởng tới quá trình hoạt động tiếp theo, thậm chí có những trường hợp gây ra stress dẫn tới sự nguy hiểm về tính mạng. Trong những hoàn cảnh đó, chúng ta không nên hoang mang, dao động, không nóng nảy, vội vàng. Ngược lại, phải biết tự an ủi mình bằng cách bình tĩnh xem xét lại quá trình triển khai công việc nhằm tìm ra nguyên nhân của những thiếu sót đã mắc phải để sửa chữa và hãy tin chắc rằng có thể khắc phục được.

Vì khó khăn, thất bại chỉ là tạm thời và chính trong hoàn cảnh ấy, chúng ta có thể tìm ra hướng đi đúng. Thực tế, cho thấy: "Ai chiến thắng mà không hề chiến bại; ai nên khôn mà không dại một đôi lần". Hơn nữa, "không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền". Vấn đề quyết định là ở chỗ, chúng ta phải có được ý thức chủ động xem xét sự việc một cách khoa học nhằm tạo ra tâm thế bằng lòng với cái hiện có ở một thời điểm nhất định để tìm cách vươn lên đạt được cái chưa có. Đấy chính là mục đích của cuộc sống.

Không nên quá khắt khe, cầu toàn với bản thân

Xã hội ngày càng phát triển luôn đòi hỏi mỗi người phải cống hiến hết mình vì mọi người, phải tuân theo những chuẩn mực của thời đại đã đề ra. Trong tâm khảm của mỗi người, ai cũng có ý thức vươn lên đạt tới mức độ cao của các chuẩn mực. Đó là tín hiệu đáng mừng của một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Khép mình vào khuôn khổ của các quy chế, pháp luật trong khi thực hiện các tiêu chí của những chuẩn mực là điều rất cần thiết để đảm bảo sự bình yên của cuộc sống, sự an toàn của xã hội. Nhưng như thế không có nghĩa là lúc nào đầu óc cũng phải căng thẳng, lo toan về sự hoàn hảo của mình, sợ người khác bắt lỗi, phê phán. Làm việc trong tâm trạng ấy con người khó có thể phát huy óc sáng tạo, vì tâm hồn không được thoải mái, trí tuệ không được tập trung.

Cuộc đời của con người không ai là trọn vẹn, hoàn hảo, không có khuyết điểm. Vấn đề là ở chỗ khi nhìn thấy khuyết điểm có quyết tâm tìm cách khắc phục hay không? Thực tế cho hay, nhiều phát minh khoa học được nảy sinh trong những tình huống con người được thoải mái về mặt tâm lý, không bị gò bó bởi những yêu cầu khắt khe trong cuộc sống. Ví dụ: nhà hiền triết cổ đại Aritstotle vào giờ nghỉ thích đi bắt bướm và chuồn chuồn,… và chính trong những giờ nghỉ ngơi như thế ông đã làm được một bộ sưu tầm xếp loại côn trùng đầu tiên trong lịch sử sinh học.

Luôn để nụ cười thường trực trên môi

Người ta thường ví nụ cười là bông hoa đẹp có sức quyến rũ và thu hút lòng người, có thể giúp con người điều chỉnh tình cảm trong các mối quan hệ, nhất là quan hệ giữa người với người. Chính nụ cười có thể rút ngắn được khoảng cách trong các mối quan hệ, hóa giải được mâu thuẫn, giải tỏa được sự ấm ức, mặc cảm về một ai đó. Theo sự nghiên cứu của khảo chứng học, từ sau lần đầu tiên nụ cười xuất hiện của thời nguyên thủy thì môi trường xung quanh trở nên vui vẻ, hòa nhã, thân thiện và sức lan tỏa của nụ cười nhanh chóng được truyền đi các nơi. Thực tế cho thấy: những người biết dùng nụ cười trong quan hệ xã giao thường chiếm ưu thế hơn so với những người thường có thái độ nghiêm khắc. Nó là biểu tượng của tinh thần nhiệt tình và lòng hữu hảo. Những người biết dùng nụ cười đúng lúc, đúng chỗ sẽ dành được chiến thắng trong sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Vì nụ cười vừa là sự biểu hiện thái độ, tính cách vừa là một nghệ thuật trong giao tiếp. Chính vì thế người ta coi nụ cười là thước đo sự thích ứng của con người với môi trường sống. Xét về mặt sinh học, nụ cười còn được coi là một loại công năng sinh lý. Nó có tác dụng làm tăng cường sức khỏe, hoạt hóa tuần hoàn máu, tăng nhanh hô hấp, kéo dài trạng thái hưng phấn… Bởi thế, dân gian mới có câu: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”.

Biết nghỉ ngơi, thư giãn một cách hợp lý

Theo quy luật sinh học, mọi sự hoạt động của con người đều có sự tiêu hao năng lượng thần kinh, cơ bắp dẫn đến sự mệt mỏi của cơ thể. Do đó, cần có sự nghỉ ngơi hợp lý để tạo ra năng lượng đáp ứng hoạt động tiếp theo. Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy, con người có thể giải trí, thư giãn theo nhiều cách khác nhau để lấy lại sự cân băng tâm lý tạo ra sự hưng phấn cho các hoạt động. Đây là phương thức tốt nhất để loại trừ áp lực tâm lý. Thực tế đã chứng minh có nhiều cách nghỉ ngơi mang lại hiệu quả cao. Ví như: nhà hiền triết Aritstotle nghỉ ngời bằng cách hòa nhập vào môi trường thiên nhiên, nhà sáng chế, phát minh Edinson thích nghỉ ngơi bằng sự quan sát trong phòng thí nghiệm…

Từ những phân tích trên cho thấy, đời người là một cuộc hành trình, dù ngắn hay dài và có ý nghĩa đến mức độ nào là do tư tưởng dẫn đường. Sự cân bằng tâm lý trong cuộc sống sẽ làm cho tư tưởng của con người trở nên minh mẫn, sáng suôt. Từ đó, có thể sản sinh ra những quyết định đúng đắn, hợp lý tạo ra năng suất, chất lượng trong hoạt động./.

TS. Phạm Trung Thanh 
[Ý kiến của bạn]
Các tin mới hơn
na Nhớ nguồn cội, nghĩ đạo làm người(18/04/2024)
na Thể lệ Giải báo chí “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023 - 2024(14/04/2024)
na Biểu trưng và tranh cổ động Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X(10/04/2024)
na Cuộc thi viết “Bác Hồ với Hải Dương, Hải Dương với Bác Hồ”: Không hạn chế đối tượng, số lượng tác phẩm tham gia (10/04/2024)
na Hải Dương rút kinh nghiệm tổ chức Đại hội điểm MTTQ cấp huyện(09/04/2024)
Các tin cũ hơn
na Bà con đồng hương Hải Dương tại Vân Đồn (Quảng Ninh) về thăm quê hương(05/02/2018)
na Hội nghị triển khai công tác phối hợp tuyên truyền năm 2018(02/02/2018)
na Chớ nên coi thường việc nhỏ(18/01/2018)
na Tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hy sinh trên địa bàn xã Nguyên Giáp (huyện Tứ Kỳ)(17/01/2018)
na Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức hội nghị lần thứ 11(12/01/2018)
TIN ẢNH
VIDEO
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín