Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Toàn đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
CHUYÊN MỤC CHÍNH
Số lượt truy cập
9,161,150
Giáo dục trẻ em bằng công nghệ giáo dục (bài 1)
( Cập nhật:22/9/2018 06:37:19)

Trong những ngày qua, cộng đồng mạng xôn xao về bộ sách “Công nghệ giáo dục” (CNGD), đặc biệt là sách “Tiếng Việt – CNGD” do Giáo sư (GS) – Tiến sỹ khoa học (TSKH) Hồ Ngọc Đại, nguyên Giám đốc Trung tâm công nghệ giáo dục làm chủ biên...

 

Ảnh minh họa

Tại sao một bộ sách đã được sử dụng giảng dạy trong suốt 40 năm nay (kể từ 1978) ở nhiều trường thuộc 49 tỉnh thành trong cả nước, bỗng nhiên “gây bão” và trở thành tâm điểm tranh luận của cộng đồng?

Là nghiên cứu sinh đầu tiên của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, tôi đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ Sư phạm – Tâm lý từ những năm 1984 tại phòng thực nghiệm Tâm lý học trẻ em và sư phạm – Viện Khoa học giáo dục, do GS. TSKH Hồ Ngọc Đại hướng dẫn, bởi thế, tôi đã hiểu được phần nào bản chất khoa học của công nghệ giáo dục. Nhân dịp này tôi xin được tâm sự đôi điều vể tính khoa học, tính thực tiễn của CNGD đối với các bậc phụ huynh, các em học sinh và các bạn đọc gần xa nhằm góp phần làm sáng tỏ cái chân lý khoa học về CNGD mà GS. TSKH Hồ Ngọc Đại là một trong số ít người đã dày công nghiên cứu, đặt nền móng cho xu hướng giáo dục hiện đại ở Việt Nam.

1. Cơ sở triết học của CNGD                                                

Nhìn từ góc độ triết học K. Mác cho rằng: “Cái tinh thần chẳng qua là cái vật chất từ bên ngoài chuyển vào trong đầu và được biến đổi ở trong đó”. Xét về mặt tâm lý học, điều đó có nghĩa là muốn hình thành cho trẻ em một phẩm chất đạo đức, trí tuệ nào đó ở trong đầu thì trước hết cần phải tổ chức cho các em tham gia những hoạt động thực tiễn trong cuộc sống hiện thực hàng ngày có nội dung tương ứng với các phẩm chất cần có ở trẻ em.

Nói một cách cụ thể là, việc giáo dục trẻ em phải được tiến hành thông qua những việc làm do chính bản thân các em thực hiện trong quá trình học tập ở nhà trường và sống ở nhà. Vì thế người ta thường nói nguyên tắc cơ bản của CNGD là “Trẻ em tự mình làm ra sản phẩm giáo dục” dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người thầy (trong đó có các bậc phụ huynh, các anh chị phụ trách).

Chẳng hạn như: muốn giáo dục trẻ em ý thức thực hiện nội qui học tập đúng đắn, thì thầy cô không chỉ làm công việc hô hào, nhắc nhở các em phải làm thế này, thế kia mà cái chính là ở chỗ người thầy phải tổ chức cho các em thực hiện những công việc học tập theo đúng kế hoạch đã qui định với phương châm giờ nào việc ấy, nghiêm túc, chặt chẽ, không tùy tiện thay đổi. Đáng tiếc là, thực tế hiện nay cho thấy không ít các bậc phụ huynh xuất phát từ những lợi ích trước mắt, không nhìn xa trông rộng, không kiên định với kế hoạch đã đề ra, cho nên đã tùy tiện thay đổi thời gian bắt các em làm những việc ngoài qui định mà lẽ ra vào thời điểm đó các em phải thực hiện những nhiệm vụ học tập cần thiết. Những sự phá vỡ nề nếp như thế đã gây ra không ít ảnh hưởng xấu đối với trẻ em trong học tập và rèn luyện theo tinh thần CNGD.  

2. Khái niệm có bản chất hoạt động

Mỗi khái niệm khoa học mà trẻ em cần lĩnh hội đều có bản chất hoạt động. Vì thế người ta nói: “Trẻ em sinh thành ra mình bằng hoạt động của chính mình”. Đó là một quan niệm hiện đại trong tâm lý học mà CNGD đã vận dụng có hiệu quả.

Quan niệm hiện đại về khái niệm cho phép tiến hành những công trình thực nghiệm có giá trị lý thuyết và thực tiễn lớn, trước hết nó chứng minh trong thực tiễn những luận điểm cơ bản như: đời sống tâm lý của trẻ em có nguồn gốc từ bên ngoài, có bản chất xã hội, là một sự kiện lịch sử và phát triển cùng với xã hội. Xu hướng của tâm lý học là di tìm cơ chế chuyển hóa giữa hai hình thái hoạt động bên ngoài và bên trong.

Trên con đường đó GS. Viện sỹ Galperin đã đánh một dấu mốc quan trọng, là người đầu tiên đã lấy hành động làm cơ sở cho sự chuyển hóa. Ông có hai công lớn: một là, mô tả được hành động một cách cụ thể; hai là đưa ra hoạt động định hướng và ông đã thành công trong việc nghiên cứu “các bước hình thành hành động trí óc và khái niệm” – một sản phẩm vô cùng quan trọng của CNGD.

Trong cấu trúc của hành động bao giờ cũng bao gồm 2 phần: Định hướng và thực hiện. Phần định hướng có chức năng điều khiển phần thực hiện trong suốt quá trình hành động. Nó là một hệ thống những điều kiện và thao tác để hành động với các đối tượng nhằm nhận thức và biến đổi chúng.

Hành động định hướng có ba chức năng cơ bản: 1. Nhận thức tức là trẻ em hiểu rõ mình cần phải làm gì? 2. Vạch ra kế hoạch làm như thế nào trong một điều kiện cụ thể. 3. Kiểm tra hành động để điều khiển chính nó sao cho phù hợp với kế hoạch đã xác định nhằm làm ra đúng sản phẩm theo mẫu cho trước.

Sự nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra, phần định hướng có 3 tính chất cơ bản: 1. Độ khái quát đến mực độ nào? (cụ thể từng phần hay trừu tượng, khái quát). 2. Định hướng đầy đủ, thừa hay thiếu? 3.Giáo viên đưa cho học sinh phần định hướng sẵn có hay học sinh tự định hướng lấy cho mình? Tổ hợp 3 tính chất cơ bản ấy ta có tất cả 8 loại định hướng, nhưng trong các nhà trường hiện nay thường chỉ sử dụng 3 loại định hướng cơ bản nhất. Cụ thể là:

Loại định hướng

Tính khái quát

Tính đầy đủ

Nguồn cung cấp

Loại 1

Từng phần

Không đầy đủ

Tự học sinh

Loại 2

Từng phần

Đầy đủ

Thầy cho sẵn

Loại 3

Khái quát

Đầy đủ

Tự học sinh

Nếu chỉ sử dụng định hướng loại 1 thỉ thầy giáo chỉ có thể hình thành cho học sinh phương pháp cụ thể cho từng đối tượng và kết quả đạt được là những khái niệm mang tính chất kinh nghiệm chủ nghĩa.

Nếu sử dụng định hướng loại 3 thì thầy giáo có thể hình thành cho học sinh phương pháp chung cho nhiều loại và kết quả đạt được là những khái niệm khoa học (lý luận). Bởi thế, trong khi dạy học theo CNGD thầy giáo luôn có ý thức sử dụng tối đa định hướng loại 3.

3. Các bước hình thành hành động trí óc

Hành động trí óc là giai đoạn quyết định để biến một hành động vật chất bên ngoài thành khái niệm khoa học tồn tại trong đầu học sinh. Quá trình này diễn ra theo một số bước sau:

Bước 1. Định hướng. Trước khi bắt tay thực hiện một hành động, trẻ em cần phải biết rõ mục đích và các phương tiện cấn thiết để có thể hoàn thành hành động.

Bước 2. Hành động vật chất (hay vật chất hóa: hình tròn, hình vuông, ảnh bông hoa, ảnh quả cam…). Ở đây, trẻ em phải thực hiện hành động trong dạng khai triển nhất với đầy đủ các thao tác. Chính trong bước này trẻ em nắm được logic của hành động, đó cũng là nội dung của khái niệm sau này.

Bước 3. Hành động với lời nói to. Tức là, trẻ em mô tả lại bằng lời nói logic các thao tác đã thực hiện ở bước 2 một cách tuyến tính. Ở đây đứa trẻ phải nói cho mọi người hiểu được đối tượng của hành động là gì? Cần phải thực hiện những thao tác nào? Làm theo trật tự nào? Và kết quả ra sao?

Bước 4. Hành động với lời nói thầm. Thực chất của bước này là lặp lại hành động của bước 2 và 3 nhưng chỉ nói thầm cho riêng mình nghe, nó mang ý nghĩa tinh thần và dựa vào biểu tượng là chính.

Bước 5. Hành động với lời nói bên trong (không có âm thanh). Trong hình thái này nội dung vật chất của hành động được biểu hiện trong nghĩa của từ chứ không phải trong các hình ảnh cảm giác. Nghĩa đó không có âm thanh, nó biến thành ý nghĩ về hành động đã làm thành “tư duy không cần hình ảnh”. Vậy là, hành động đã được rút gọn từ một hình thái vật chất, khai triển trở thành hình thái tinh thần tự động hóa.

Nói tóm lại, trong giáo dục, nội dung của bất cứ khái niệm khoa học nào cũng có thể và cần phải trải ra trước mắt trẻ em trong dạng hành động vật chất hay vật chất hóa. Vì thế, thầy giáo cần đưa ra những việc làm mà muốn làm được trẻ em phải thực hiện những hành động tương ứng. Vậy là, bằng hành động trẻ em tự mình phát hiện ra nguồn gốclôgic của hành động, tức là tìm ra nội dung của khái niệm tương ứng. Giá trị của CNGD là ở đó.

TS. Phạm Trung Thanh

(còn nữa)

[Ý kiến của bạn]
Các tin mới hơn
na Chuyển biến tích trong thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị tại Đảng ủy phường Phạm Ngũ Lão(26/11/2023)
na Phường Thanh Bình: Khéo dân vận – Chìa khóa của mọi thành công!(21/11/2023)
na Xã Nam Chính thực hiện hiệu quả công tác giám sát đầu tư của cộng đồng(05/04/2023)
na Gia đình bà Trịnh thực hiện vệ sinh yêu nước(15/02/2023)
na MTTQ xã An Thanh tuyên truyền vận động Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới nâng cao(30/12/2022)
Các tin cũ hơn
na Hiệu quả từ mô hình nhóm nòng cốt ''Tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư''(26/07/2018)
na Cách làm hay trong vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới ở thôn Chi Khê, xã Tân Trường(25/07/2018)
na Biến ruộng bỏ hoang thành cánh đồng hoa màu trù phú (23/07/2018)
na Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng (bài ba)(06/02/2018)
na Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng (bài hai)(03/02/2018)
TIN ẢNH
VIDEO
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín