Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Toàn đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
CHUYÊN MỤC CHÍNH
Số lượt truy cập
9,378,493
Vận động bầu cử - Những kỹ năng cần thiết*
( Cập nhật:25/4/2016 10:34:22)

Vận động bầu cử là quyền lợi của các ứng cử viên khi được giới thiệu để bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được quy định trong Luật bầu cử. Tuy nhiên, làm thế nào để vận động cử tri ủng hộ bỏ phiếu cho mình luôn là nỗi trăn trở của các ứng cử viên, nhất là những ứng cử viên lần đầu tham gia. Với kinh nghiệm hoạt động trong cơ quan dân cử, tác giả xin cung cấp một số kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết giúp các ứng cử viên tham khảo để vận dụng trong quá trình vận động bầu cử.

 
 
Ảnh: Đồng chí Phạm Xuân Thăng, ĐBQH tiếp xúc cử tri TPHD

Bài một:

Xây dựng hình ảnh cá nhân trước công chúng 

Mỗi cá nhân trong xã hội, nhất là người cán bộ, công chức, đại biểu của dân,… ai cũng cần có một hình ảnh tốt, thiện cảm, tín nhiệm trước người khác, trước công chúng; đó là giá trị của một cá nhân giúp phân biệt người này với người khác.

Xây dựng hình ảnh cá nhân

Hình ảnh cá nhân là sự tổng hòa các yếu tố: gương mặt, tác phong, năng lực, mối quan hệ, ý nghĩ, cảm xúc, lòng tin, chính kiến,… mà công chúng có được về một người nào đó. Đây là việc công chúng cảm nhận về bạn, chứ không phải việc bạn và người thân của bạn tự đánh giá về mình. Khi nói đến người nào đó là công chúng sẽ nghĩ đến hình ảnh của người đó.

Tại sao phải xây dựng hình ảnh cá nhân?

Trong cuộc sống mỗi người cũng tự hình thành lên một hình ảnh trước người khác: hình ảnh người cha, người mẹ trước con, cái; hình ảnh một người lãnh đạo trước anh em trong cơ quan; hình ảnh của mỗi người trước các bạn bè,… được hình thành một cách tự nhiên không có chủ đích. Tuy nhiên, khi chúng ta tham gia hoạt động xã hội dù ở vị trí công tác, làm việc hay ở vị trí lãnh đạo nào cũng cần chủ động xây dựng hình ảnh cá nhân cho mình.

Hình ảnh cá nhân mang lại cho người sở hữu nhiều lợi ích, nó sẽ giúp bạn hiểu bản thân tốt hơn, giúp tăng sự tự tin và tính khẳng định. Xây dựng được một hình ảnh cá nhân thành công cũng đồng nghĩa với việc bạn có một công cụ hữu ích để kiểm soát bản thân mình.

Đối với mỗi ứng cử viên, hình ảnh trước công chúng của các ứng cử viên sẽ quyết định việc các ứng cử viên được bỏ phiếu như thế nào và sau khi trúng cử họ sẽ được cử tri quan tâm ủng hộ như thế nào.

Những bí quyết để xây dựng hình ảnh cá nhân

Thứ nhất, định hướng hình ảnh cho riêng mình. Để xây dựng hình ảnh cá nhân, cần định hướng rõ ràng. Hãy suy nghĩ xem bạn muốn cuộc sống của bạn sẽ thế nào trong tương lai. Các mục tiêu cần được xác định tập trung, trọng điểm, cụ thể và sát thực.

Để xác định được một hình ảnh phù hợp và thành công cần phải hiểu rõ về bản thân mình. Nếu bạn là người năng động và hướng ngoại, bạn sẽ khó thành công với những công việc có thể dự đoán trước, những gì quá ổn định. Ngược lại, nếu bạn là người ưa ổn định, bạn sẽ thất bại khi hướng đến một môi trường đòi hỏi tính năng động, sáng tạo và khả năng thích nghi cao.

Để đạt được từng mục tiêu, bạn phải xây dựng cho mình một chương trình hành động cụ thể. Bạn đánh giá xem liệu rằng có những đối thủ cạnh tranh nào cũng đang nhằm tới mục tiêu của bạn. Bạn cần phải tìm được điểm khác biệt của bạn so với họ, phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phấn đấu đạt đến các mục tiêu. Bạn cần làm thế nào để thể hiện được là mình hội đủ các khả năng và tố chất để có thể trở thành người lãnh đạo hơn những ứng viên khác. Cần chú ý khi xây dựng hình ảnh cá nhân là học cái tinh túy, cái tốt ở người khác và biến nó thành của mình, tuyệt đối không bắt chước người khác.

Thứ hai, mở rộng quan hệ xã hội, gắn kết với công chúng. Hãy tận dụng cơ hội để được tiếp xúc với nhiều người, nhiều giới, nhất là những nhóm người có ảnh hưởng xã hội rộng, để qua họ hình ảnh của mình được lan rộng. Trong điều kiện bùng nổ thông tin, ngày nay nhiều người thực hiện việc mở rộng quan hệ xã hội qua việc tạo hồ sơ cá nhân trên các trang web xã hội (như Facebook, Linkedin, Twitter và YouTube…), miễn là phù hợp với phong cách của mình. Một nguyên tắc quan trọng là cần làm cho tên tài khoản, các thông tin trong hồ sơ cá nhân, các thông điệp và “Tiếng nói” của mình nhất quán với nhau giữa các tài khoản trên các mạng xã hội khác nhau.

Trong quá trình mở rộng quan hệ xã hội, cần xây dựng quan hệ với những người có ảnh hưởng đến ngành và lĩnh vực chuyên môn của mình sẽ giúp các bạn củng cố uy tín và có thêm các cơ hội mới (như tham dự các cuộc phỏng vấn với giới truyền thông, các cuộc gặp gỡ, hội nghị, hội thảo, các sự kiện …).

Thứ ba, kiểm tra ảnh hưởng của mình trước công chúng. Thu thập thông tin các lời nhận xét, đánh giá về mình qua các kênh thông tin khác nhau: dư luận nhân dân, ý kiến cử tri, đánh giá của anh em trong cơ quan, đơn vị hoặc ý kiến nhận xét của lãnh đạo cấp trên,…

Các nhà lãnh đạo nên thường xuyên rà soát lại các lời nhận xét, bình luận về các hoạt động của mình trên các mạng xã hội. Nếu có một hoạt động nào đó không nhất quán với hình ảnh mà mình đang nỗ lực xây dựng thì nên tìm cách xóa hoạt động ấy.

Thứ tư, cập nhật và quảng bá hồ sơ cá nhân. Thông qua các cuộc tiếp xúc với công chúng khéo léo “Khoe” kết quả hoạt động, thành tích của mình mà mình đã đạt được, các bài báo mình đã viết, các bài phát biểu, các bài phỏng vấn hoặc các giải thưởng đã nhận được,… làm tăng giá trị hình ảnh cá nhân đã có. Nếu sử dụng trang mạng xã hội, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng nên thường xuyên cập nhật trang trong hồ sơ cá nhân của mình, bao gồm quá trình làm việc, giải thưởng, bằng cấp, hình ảnh,… và các kết nối đến các trang web liên quan.

Thứ năm, viết bài. Viết bài gửi các báo chính thống là một cách quảng bá hình ảnh rất hữu hiệu, qua các bài viết đó công chúng đánh giá được năng lực của mình. Các nhà lãnh đạo khi quyết định xây dựng một trang nhật ký điện tử (blog), nên kết hợp phát triển một mục dành cho khách mời để những chuyên gia, nhà lãnh đạo có uy tín khác kết nối với blog của mình. Cũng có thể viết bài trên Twitter, chia sẻ các quan điểm của mình về một chủ đề nào đó. Chia sẻ các ý tưởng và quan điểm của mình về các chủ đề liên quan đến ngành cũng là một cách giúp nhà lãnh đạo tăng cường uy tín của mình.

Thứ sáu, chia sẻ các giá trị.  Để tăng thêm sự nhận biết của công chúng về mình, các bạn cần đem đến cho công chúng những giá trị nhất định. Nên sử dụng kiến thức chuyên môn để chia sẻ những vấn đề mà công chúng khó có thể tìm thấy ở bất kỳ một nguồn nào khác, từ đó tạo ra ưu thế “Cạnh tranh” cho mình. Hãy suy nghĩ về cách giải quyết những vấn đề mà công chúng đang mong đợi, đang bức xúc.

Mỗi ứng cử viên phải làm gì để xây dựng hình ảnh cá nhân?

Tùy ở mỗi cương vị công tác, chức vụ khác nhau, mỗi người cũng đã có một hình ảnh của mình trước công chúng ở mức độ nhất định. Việc cần phải làm là củng cố, phát triển mở rộng hình ảnh của mình trước công chúng mà trực tiếp là cử tri nơi mình ứng cử. Để làm được việc đó, chúng ta cần thực hiện một số hoạt động sau:

Thứ nhất, rà soát lại hình ảnh đã có. Tự mình, xin ý kiến người thân, bạn bè để đánh giá về hình ảnh của mình, chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu từ cách đi lại, nói năng, tác phong, quan hệ, năng lực, sở trường,…

Thứ hai, loại bỏ những khiếm khuyết, hạn chế; củng có những mặt mạnh. Sửa chữa khiếm khuyết, loại bỏ hạn chế là việc rất khó, có những thói quen xấu nếu không rèn luyện sửa chữa thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến hình ảnh cá nhân. Ví dụ: không chải đầu tóc trước khi đến cơ quan; dáng đi khúm núm kém đĩnh đạc; hút thuốc lá trước đám đông; gãi đầu khi nói chuyện,…

Thứ ba, rèn luyện phong thái tự tin trước đám đông. Có những ứng cử viên rất ít xuất hiện hoặc nói trước đám đông thì càng cần tranh thủ thời gian này để xuất hiện, nói trước đám đông tạo phong thái tự tin, đĩnh đạc. Chú ý về trang phục (quần áo, dày dép) và thẩm mỹ (đầu tóc, trang điểm,...) khi xuất hiện trước đám đông.

Thứ tư, tìm hiểu sự mong đợi của cử tri đối với mình. Thông qua các kênh thông tin để biết cử tri nơi mình ứng cử đang mong đợi điều gì để chuẩn bị cho việc xây dựng chương trình hành động, cũng như để chuẩn bị cho các cuộc đối thoại với cử tri tại các buổi tiếp xúc.

Thứ năm, mở rộng hình ảnh cá nhân. Tận dụng các cơ hội để xuất hiện càng nhiều lần, càng rộng, gặp gỡ được nhiều người trong khu vực mình ứng cử trước ngày bầu cử càng tốt. Mỗi lần xuất hiện là cơ hội để cử tri biết về mình, tạo sự thân thiện và đó là quá trình thuyết phục cử tri ủng hộ mình khi bầu cử.

Hy vọng sự ủng hộ của cử tri với các ứng cử viên./.

Lương Anh Tế

(còn nữa - bài hai)

* Tác giả có 4 bài cho chủ đề này


 

[Ý kiến của bạn]
Các tin mới hơn
na Chuyển biến tích trong thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị tại Đảng ủy phường Phạm Ngũ Lão(26/11/2023)
na Phường Thanh Bình: Khéo dân vận – Chìa khóa của mọi thành công!(21/11/2023)
na Xã Nam Chính thực hiện hiệu quả công tác giám sát đầu tư của cộng đồng(05/04/2023)
na Gia đình bà Trịnh thực hiện vệ sinh yêu nước(15/02/2023)
na MTTQ xã An Thanh tuyên truyền vận động Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới nâng cao(30/12/2022)
Các tin cũ hơn
na Vận động bầu cử - Những kỹ năng cần thiết (bài cuối: Xây dựng và báo cáo chương trình hành động của ứng cử viên)(07/04/2016)
na Vận động bầu cử - Những kỹ năng cần thiết (bài ba: Tiếp xúc cử tri, tiếp xúc với báo chí)(05/04/2016)
na Vận động bầu cử - Những kỹ năng cần thiết (bài hai: Kỹ năng nghe và đối thoại trong giao tiếp) (04/04/2016)
na Hết lòng vì người nghèo(21/03/2016)
na Nâng cao chất lượng hội nghị tiếp xúc cử tri(19/03/2016)
TIN ẢNH
VIDEO
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín