Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Toàn đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
CHUYÊN MỤC CHÍNH
Số lượt truy cập
9,188,055
Thực trạng và một số giải pháp về công tác bảo vệ, trợ giúp người khuyết tật hiện nay
( Cập nhật:9/5/2017 17:39:15)

Theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới (WHO), hiện nay trên thế giới có khoảng 7 tỷ người, thì 15% dân số thế giới là người khuyết tật (NKT). Ở Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số nước ta hiện nay là trên 90 triệu người thì có khoảng 7 triệu người là NKT, chiếm 7,8% dân số...

 

Đồng chí Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tặng quà cho người khuyết tật nhân dịp Ngày người khuyết tật Việt Nam (18/4/2016)

Vấn đề NKT hiện đang là một vấn đề lớn, cần quan tâm trong tất cả các nước trên thế giới, bởi nó liên quan tới các vấn đề kinh tế và an sinh xã hội của mỗi nước. Ngay cả những nước có nền kinh tế phát triển cao cũng có tỷ lệ NKT rất lớn, ví dụ như: Mỹ, tỷ lệ NKT là 19,4%, Úc 20%, Thụy Điển 12,1%... (số liệu điều tra của Liên Hợp Quốc, năm 2000).

Theo Luật NKT (được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010) khái niệm NKT được định nghĩa như sau: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.

Theo định nghĩa đó, NKT được phân thành 6 loại dạng tật, đó là: khuyết tật vận động (chân, tay); khuyết tật nghe, nói (câm, điếc); khuyết tật nhìn (khuyết tật về mắt, khiếm thị); khuyết tật thần kinh, tâm thần (người rối loạn thần kinh, người điên); khuyết tật trí tuệ (bại não, động kinh, tự kỷ); khuyết tật khác (nạn nhân chất độc da cam, người nhiễm vi rút độc hủy hoại cơ thể…).

Về mức độ khuyết tật, NKT được chia thành 3 mức độ: khuyết tật đặc biệt nặng, là những NKT không thể tự thực hiện được tất cả các việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày; khuyết tật nặng, là NKT không thể thực hiện được một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày; khuyết tật nhẹ, là những NKT không thuộc hai mức độ trên.

 

Đồng chí Nguyễn Thanh Mai, TUV, PCT HĐND tỉnh, Chủ tịch Hội bảo trợ NTT&TMC tỉnh và các nhà tài trợ trao tặng bò giống cho NKT xã Hiệp An, huyện Kinh Môn

Về thực trạng của NKT nước ta, theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng Cục Thống kê, ở Việt Nam hiện nay, vùng có tỷ lệ NKT cao nhất là Đông Nam Bộ, thấp nhất là vùng Tây Bắc. Tỷ lệ NKT ở các dạng tật là: 35,5% khuyết tật vận động; 15,7% khuyết tật thị giác; 09% khuyết tật nghe nói; 7,8% khuyết tật trí tuệ; 14% khuyết tật thần kinh, tâm thần; 18% khuyết tật khác.

Nguyên nhân gây nên khuyết tật có tới 36% là bẩm sinh; 32% do bệnh tật; 26% do hậu quả chiến tranh; 06% do tai nạn, rủi ro. Trong đó nam giới có tỷ lệ khuyết tật cao hơn nữ giới. Một điều đáng chú ý ở nước ta hiện nay, số NKT vận động có xu hướng gia tăng do tai nạn giao thông, tai nạn lao động và bệnh teo cơ. Số NKT dạng này mỗi năm tăng 30 đến 40 nghìn người; số người mù lòa cũng tăng mỗi năm tới 8,5 vạn người; số trẻ tự kỷ cũng gia tăng, số trẻ tự kỷ hiện nay có tỷ lệ 1/160 em.

Có thể nói, những NKT là những người kém may mắn, thiệt thòi, những người yếu thế trong xã hội, hầu hết họ phải sống nhờ vào gia đình, bởi khuyết tật, nên họ ít có cơ hội học tập văn hóa, học nghề, giao tiếp xã hội, tiếp cận các dịch vụ công cộng và lao động ra sản phẩm…

Hiện nay, NKT trong độ tuổi lao động là 61%, nhưng số người có khả năng lao động chỉ chiếm 40%, mà trong số này lại chỉ có 30% tham gia lao động, nhưng cũng chủ yếu là lao động trong các nghề nông - lâm - ngư nghiệp có thu nhập thấp.

Về văn hóa, hiện có 41% NKT từ 6 tuổi trở lên không biết chữ, số NKT có trình độ tốt nghiệp THCS trở lên chỉ chiếm 19,5%.

Về học nghề, hiện mới có 12,1% số NKT được học nghề, tuy nhiên, khi học xong thì xin việc làm lại rất khó, thậm chí có NKT đạt bằng giỏi cũng không xin được việc làm. Hầu hết các cơ quan, đơn vị ở địa phương và các doanh nghiệp không muốn tuyển dụng NKT, bởi họ thiếu niềm tin về khả năng của NKT, ngoài ra, họ ngại phải sửa sang lại một số hạng mục công trình vốn đã ổn định và trang bị thêm những phương tiện, dụng cụ dành riêng cho một số ít NKT, mặc dù theo Luật Lao động đã quy định các doanh nghiệp ở bất kỳ thành phần kinh tế nào cũng phải nhận từ 2% đến 3% NKT vào làm việc. Điều đó chính là thể hiện sự phân biệt đối xử với NKT.

Về lĩnh vực y tế, hiện nay đã có 100% số NKT thuộc diện hộ nghèo đã được cấp thẻ Bảo hiểm y tế, nhiều NKT đã được phục hồi chức năng, được cấp các dụng cụ hỗ trợ sinh hoạt, như: chân tay giả, xe lăn, xe lắc, xe đạp, máy trợ thính… Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn, nên nhiều NKT vẫn khó tiếp cận các dịch vụ y tế, nhất là những NKT ở vùng sâu, vùng xa.

Về các hoạt động văn hóa, tinh thần, mới chỉ có một số hoạt động văn nghệ, TDTT, giao lưu của NKT ở khu vực đô thị, còn nhìn chung ở nông thôn chưa được quan tâm đúng mức.

Về công tác tuyên truyền, theo điều tra của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, thì hiện nay mới có 32% số người được hỏi biết rằng có Pháp lệnh về người tàn tật và Luật Người khuyết tật, tuy nhiên, trong số đó chỉ có 12% biết rõ, còn 20% chỉ nghe thấy tên Luật.

Về thái độ của cộng đồng đối với NKT, những người được hỏi suy nghĩ của mình đối với NKT, thì phần lớn đều cho rằng NKT là người ít có tiền đồ, là gánh nặng của gia đình, thậm chí có người còn tỏ thái độ khinh bỉ, coi NKT là đồ ăn hại, gặp NKT là gặp vận đen!... Những điều đó nói nên sự kỳ thị của không ít người đối với NKT trong xã hôi hiện nay.

 

Lãnh đạo Hội Bảo trợ NTT&TMC tỉnh tặng xe lăn cho người khuyết tật vận động tại thành phố Hải Dương

Ở nước ta, từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản thể hiện sự quan tâm đến những NKT, điển hình như Pháp lệnh về người tàn tật mà Quốc hội đã ban hành năm 1998, đặc biệt, tới năm 2010, Quốc hội lại ban hành Luật Người khuyết tật và gần đây, Nhà nước ta lại phê chuẩn Công ước Quốc tế về Người khuyết tật. Từ đây, NKT đã được xác định rõ có một số quyền và nghĩa vụ cụ thể; cùng với đó, Quốc hội cũng đặt ra những chính sách mới về NKT, đã tạo điều kiện thuận lợi cho NKT được cải thiện sức khỏe và cuộc sống, giúp họ có điều kiện vươn lên hòa nhập cộng đồng. Cụ thể:

Tại điều 4 của Luật Người khuyết tật đã quy định: “NKT được tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; sống độc lập, hòa nhập với cộng đồng; được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội; được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề..; đồng thời  cũng phải  thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật.”. Theo điều 5 của Luật cũng chỉ rõ: “Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về NKT…; thực hiện bảo trợ xã hội; trợ giúp NKT trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dậy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, tiếp cận công trình công cộng…; khuyến khích các hoạt động trợ giúp NKT; tạo điều kiện để tổ chức của NKT, tổ chức vì NKT hoạt động; khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong trợ giúp NKT; đồng thời cũng xử lý nghiêm những cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Nhờ những văn bản pháp lý trên, trong phạm vi cả nước, ngày càng có nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm trợ giúp NKT về vật chất và tinh thần, như: xây nhà tình thương, tặng xe lăn, xe lắc, xe đạp; khám chữa bệnh, phục hồi chức năng; dậy nghề và tạo việc làm; hỗ trợ các mô hình sinh kế; tặng quà, tặng học bổng... nhiều NKT được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu học hỏi để nâng cao đời sống tinh thần…

Hàng năm, trong cả nước đã có hàng vạn NKT được thoát nghèo, nhiều NKT đã vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng và không ít NKT đã lập được những thành tích đáng kể trong hoạt động học tập, sản xuất kinh doanh, văn hóa văn nghệ,  thể dục thể thao… được xã hội hoan nghênh, cổ vũ.

Những kết quả trên về công tác bảo vệ, trợ giúp NKT là rất lớn, song, bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, đó là: Công tác tuyên truyền, kiểm tra thực hiện các văn bản về chính sách đối với NKT còn hạn chế; các văn bản còn thiếu đồng bộ; tính khả thi của một số chính sách chưa cao; nguồn lực tài chính và nhân lực để thực hiện các chính sách về NKT chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn; thiếu chế tài xử phạt và giám sát các cơ quan thực thi pháp luật về NKT.

Để thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ và trợ giúp NKT theo tinh thần Luật NKT, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2016, bàn phương hướng nhiệm vụ năm 2017 và những năm tiếp theo của Hội Bảo trợ Người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam, Hội nghị thảo luận và thống nhất, một số giải pháp cơ bản sau:

Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng Luật NKT và các văn bản về chính sách đối với NKT, đặc biệt, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của mọi người về quyền và nghĩa vụ của NKT trong xã hội, ngăn chặn các biểu hiện kỳ thị và phân biệt đối xử đối với NKT; thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với NKT; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tăng cường vận động trong và ngoài nước để có thêm nguồn lực vật chất trợ giúp nhiều hơn cho NKT; phối hợp liên ngành  tổ chức tốt các hoạt động bảo trợ đối với NKT, tạo điều kiện để NKT nâng cao sức khỏe và đời sống, giúp họ vươn lên hòa nhập cộng đồng; động viên, khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động trợ giúp NKT, đồng thời cũng có hình thức xử lý nghiêm đối với những tập thể, cá nhân thực hiện không tốt những quy định của pháp luật đối với NKT.

 

Lãnh đạo Hội Bảo trợ NTT&TMC tỉnh và các nhà tài trợ trao tặng nhà tình nghĩa cho ông Nguyễn Văn Trọng là người khuyết tật nặng tại xã Hiệp An, huyện Kinh Môn

Nằm trong bối cảnh chung về tình hình NKT trong cả nước, ở tỉnh Hải Dương, với dân số trên 1,7 triệu người, hiện nay đang có gần 4 vạn NKT, chiếm 2,3% dân số. Xã, phường, thị trấn nào trong tỉnh cũng có tới vài trăm NKT. Nhìn chung, họ đều thuộc diện người nghèo, cần sự trợ giúp của xã hội.

Thực hiện các văn bản pháp luật về NKT, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh đã tích cực vận động và đồng hành cùng các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức thành viên, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh chung tay trợ giúp NKT trong tỉnh. Kết quả:

Hàng trăm ngôi nhà tình nghĩa, hàng  nghìn chiếc xe lăn, xe đạp, hàng chục nghìn xuất quà, học bổng đã đến tay NKT; hàng nghìn NKT được khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, phẫu thuật chỉnh hình, mổ tim, lắp chân tay giả; hàng trăm NKT được hỗ trợ mô hình sinh kế, được học nghề và tạo việc làm ổn định…

Phong trào quan tâm, trợ giúp NKT ngày càng sâu rộng trong xã hội. Cùng với các nguồn trợ cấp xã hội hàng tháng cho NKT theo quy định của Nhà nước, cuộc sống của NKT trong tỉnh đã có nhiều khởi sắc. Nhiều NKT đã được xóa đói, giảm nghèo, có không ít NKT trở thành người khá và giầu ở các địa phương, cơ sở.

Chỉ tính riêng từ năm 2011 đến 2016, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh đã vận động và hỗ trợ cho NKT và trẻ mồ côi được gần 10 tỷ đồng (bao gồm cả tiền và hiện vật quy ra tiền), số NKT và trẻ mồ côi đươc trợ giúp khoảng gần 20.000 lượt người.

Tuy nhiên, số NKT ở tỉnh ta vẫn có xu hướng tăng lên, nhất là số NKT vận động và một số dạng tật khác, do đó nhu cầu trợ giúp NKT cũng luôn đòi hỏi không ngừng. Vì vậy, trong thời gian tới, để làm tốt hơn công tác bảo vệ, trợ giúp NKT, tỉnh ta cũng phải thực hiện những giải pháp nêu trên, ngoài ra, cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát hơn nữa của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự trợ giúp của các cơ quan, đoàn thể, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, cũng đòi hỏi những NKT cần tự giác khắc phục khó khăn, bệnh tật, cố gắng vươn lên trong cuộc sống.

Thiết nghĩ, nếu các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân đều thực hiện tốt Luật NKT cùng các văn bản khác về NKT, nâng cao nhận thức của mọi người về quyền và nghĩa vụ của NKT trong xã hội, xóa bỏ các biểu hiện kỳ thị và phân biệt đối xử đối với NKT; thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với NKT, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh lành mạnh cho từng người, từng nhà, thì hoạt động bảo trợ cho NKT sẽ đạt kết quả cao hơn, sẽ có thêm nhiều NKT trong tỉnh thoát nghèo, vươn lên hòa nhập cộng đồng và trở thành những người thật sự có ích cho xã hội, đó cũng chính là góp phần xây dựng quê hương Hải Dương ngày một giầu đẹp, văn minh./.

Khúc Kim Tính - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Bảo trợ NTT&TMC tỉnh

[Ý kiến của bạn]
Các tin mới hơn
na Chuyển biến tích trong thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị tại Đảng ủy phường Phạm Ngũ Lão(26/11/2023)
na Phường Thanh Bình: Khéo dân vận – Chìa khóa của mọi thành công!(21/11/2023)
na Xã Nam Chính thực hiện hiệu quả công tác giám sát đầu tư của cộng đồng(05/04/2023)
na Gia đình bà Trịnh thực hiện vệ sinh yêu nước(15/02/2023)
na MTTQ xã An Thanh tuyên truyền vận động Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới nâng cao(30/12/2022)
Các tin cũ hơn
na Những tấm lòng "Vàng" vì đồng bào miền Trung bị lũ lụt (27/10/2016)
na Một số kinh nghiệm lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật vào hoạt động tư vấn pháp luật(25/08/2016)
na Người con gái tật nguyền với tấm lòng nhân ái(03/06/2016)
na Vận động bầu cử - Những kỹ năng cần thiết*(25/04/2016)
na Vận động bầu cử - Những kỹ năng cần thiết (bài cuối: Xây dựng và báo cáo chương trình hành động của ứng cử viên)(07/04/2016)
TIN ẢNH
VIDEO
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín