Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Toàn đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
CHUYÊN MỤC CHÍNH
Số lượt truy cập
9,343,832
Người con gái tật nguyền với tấm lòng nhân ái
( Cập nhật:3/6/2016 17:41:17)

Đó là chị Hoàng Thị Hương, sinh năm 1981, tại thôn 2, xã Hiệp An, huyện Kinh Môn. Khi vừa tròn 5 tuổi, sau một cơn sốt nặng, hai chân Hương bị bại liệt, teo dần, không đi lại được...

 

Các đồng chí lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh và Hội Bảo trợ Người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh thăm xưởng may của chi Hoàng Thị Hương

Nỗi mất mát, thiệt thòi ấy làm Hương vô cùng đau khổ. Nhưng không cam chịu số phận, Hương đã tự tập đi bằng đôi nạng gỗ. Thế rồi Hương cũng dò dẫm, chống gậy đi được. Ngay từ khi còn nhỏ, Hương đã tỏ ra là người thông minh, hiếu học và cô đã quyết tâm theo bạn đi học hết cấp tiểu học, trung học cơ sở ở trường xã, rồi hệ trung học phổ thông ở trường huyện. Những năm tháng đi học văn hóa là những quãng ngày vô cùng vất vả, gian nan, nhưng Hương đã vượt qua. Là một người giàu nghị lực và nhiều mơ ước, Hương tự nhủ: "Mình phải tự học lấy một cái nghề để nuôi sống bản thân, không nên là một gánh nặng cho gia đình...". Với ý chí và nghị lực đó, Hương đã xin vào học nghề may tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương. Tại đây, Hương đã tích cực học tập, với tư chất thông minh, bàn tay khéo léo, lại được các thầy cô tận tình giảng dạy, giúp đỡ, sau gần một năm học tập, Hương đã tốt nghiệp xuất sắc khóa học may tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.

Có được kiến thức cơ bản, Hương tiếp tục xin vào học nghề may nâng cao tại một cơ sở may khá nổi tiếng của thành phố Hải Dương. Tại cơ sở này, Hương đã được học cắt may nhiều loại quần áo, như: quần áo nam, nữ tân thời, đồ đầm, đồ kiểu, áo dài và cả comple... Hương đã vừa học, vừa làm ở cơ sở này 5 năm.

Năm 2005, khi tự thấy mình đã đủ kiến thức và tay nghề khá vững vàng trong nghề may sau hơn 6 năm rèn luyện, đồng thời đã tích lũy được một số vốn lớn, Hương trở về quê nhà ở xã Hiệp An, huyện Kinh Môn mở một tiệm may nhỏ phục vụ bà con trong làng, trong xã. Với tay nghề cao, tính tình cởi mở, kiêm tốn và nụ cười thường trực trên môi, tiệm may của Hương ngày càng đông khách, cô dần trở thành một chủ tiệm may có uy tín trong khu vực. Tại thời điểm này, đã có 5 người đến xin học nghề tại cơ sở của Hương, họ đều là những người bình thường, khỏe mạnh thích học nghề may, nhưng không có điều kiện đi theo học tại các trường chuyên nghiệp. Nhờ Hương tận tình giảng dạy, giúp đỡ, sau gần 2 năm học nghề ở đây, 5 học viên kể trên đều về mở được hiệu may của riêng mình tại quê nhà.

Không dừng ở đó, ước mơ của Hương là cần phải giúp đỡ cho những em khuyết tật còn nhiều vất vả khó khăn. Nhiều đêm Hương trằn trọc không sao ngủ được khi nghĩ đến những người cùng cảnh ngộ như mình và có quyết định sẽ tìm cách dạy nghề may miễn phí cho các em, giúp các em có thể tìm thấy nguồn vui trong cuộc sống và tự làm ra tiền để nuôi sống bản thân mình. Từ những trăn trở đó, Hương đã dùng những đồng tiền chắt chiu được cùng sự giúp đỡ của gia đình xây dựng một xưởng may tại khu vườn nhà, ban đầu với 25 máy. Những ngày đầu, Hương phải đến từng gia đình của những em khuyết tật trong xã và những xã lân cận có khả năng làm được nghề may để vận động các em và gia đình đồng ý cho các em đến lớp học. Vì tự ti, mặc cảm cũng như e ngại con em mình không thể học được nghề may, không ít gia đình đắn đo, suy nghĩ. Nhưng, sau khi được chị Hương chia sẻ suy nghĩ về mục đích và lợi ích của lớp học, đồng thời nhìn gương của "cô giáo Hương" cũng là người khuyết tật như con em mình mà vẫn học tốt nghề và còn trở thành "cô giáo dạy nghề" thì mọi người đều ủng hộ và động viên con em đến tham gia "lớp học may nhân ái"

Cuối cùng thì tâm huyết của Hoàng Thị Hương cũng được đền đáp. Xưởng may gia công và "lớp học may nhân ái" của "cô giáo Hương" cũng đã khai giảng khóa học đầu tiên vào tháng 11 năm 2014 với 25 em đều là người khuyết tật vận động. "cô Hương" vừa là chủ nhiệm lớp, vừa là giáo viên hướng dẫn kỹ thuật và thực hành; ngoài ra, lớp học nghề còn có một số giáo viên do Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh cử đến giảng dạy lý thuyết và cùng quản lý lớp.

Khi chúng tôi hỏi về tình hình học tập của các em khuyết tật, chị Hương chia sẻ: "Học viên đến đây có em khuyết tật ở tay, có em khuyết tật ở chân, có em khuyết tật cả chân lẫn tay. Mỗi người có khả năng tiếp thu khác nhau, nhưng nhìn chung là hạn chế hơn so với những người bình thường, do đó những người dạy phải cố gắng áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng chủ yếu là: "Bắt tay chỉ việc". Người bình thường có thể chỉ hoàn thành khóa học trong vòng 3 đến 4 tháng, nhưng với các em khuyết tật thì thường thời gian học phải nhiều gấp rưỡi hoặc gấp đôi".

Từ khi mở "lớp học may Nhân ái" đầu tiên, đến nay, cơ sở may của chị Hoàng Thị Hương đã tổ chức được 5 lớp, với tổng số 125 em, mỗi lớp 25 em khuyết tật vận động. Điều đáng nói là, khi học xong, hầu hết các em đều tìm được việc làm. Một số em mở được tiệm may riêng tại gia đình; nhiều em xin vào làm ở các công ty may; một số em đến xin ngay tại xưởng của chị Hương với số tiền lương tùy theo sản phẩm, từ 1,5 đến 3 triệu đồng trên tháng; còn một số em khác thì nhận may gia công cho các cơ sở may trong tỉnh. Nhìn chung, do có tay nghề may, nên các em đều có phần thu nhập đóng góp với gia đình. Điều quan trọng hơn là nhờ học nghề mà các em được hòa nhập với cộng đồng, tăng thêm niềm tin vào khả năng của bản thân để vươn lên trong cuộc sống. Nhờ tay nghề cao, một số em về mở tiệm may, có thu nhập khá, đã xây được nhà, lập gia đình riêng rất là hạnh phúc.

Bây giờ thì xưởng may của Hoàng Thị Hương đã khang trang hơn trước, với cơ ngơi rộng rãi trên mặt bằng gần 160m2, với gần 50 máy may. Xưởng đủ điện, nước phục vụ học tập, sản xuất và sinh hoạt. Việc mở xưởng may và "lớp học may nhân ái" cho những người khuyết tật của chị Hoàng Thị Hương đã được các cấp chính quyền, đoàn thể ở địa phương hoan nghênh cổ vũ. Phụ huynh học sinh và các em khuyết tật ngày càng yêu mến tin cậy "cô giáo Hương", một người khuyết tật, giàu lòng nhân ái và đầy trách nhiệm. Tháng 12 năm 2014, Hoàng Thị Hương đã được Hội Liên hiệp sinh viên tỉnh Hải Dương tặng giấy khen; tháng 4 năm 2016 Hoàng Thị Hương còn được đi dự Hội nghị biểu dương những người khuyết tật, trẻ mồ côi và những người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ 5, tại Hà Nội. Tại hội nghị này, Hoàng Thị Hương đã được Hội Bảo trợ Người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam tặng bằng khen. Có thể nói Hoàng Thị Hương là một tấm gương sáng về người khuyết tật đầy nghị lực, vượt khó, giàu lòng nhân ái, không chỉ giúp bản thân vươn lên mà còn giúp đỡ nhiều người khuyết tật biết vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, làm đẹp cho gia đình và xã hội./.

Khúc Kim Tính

[Ý kiến của bạn]
Các tin mới hơn
na Chuyển biến tích trong thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị tại Đảng ủy phường Phạm Ngũ Lão(26/11/2023)
na Phường Thanh Bình: Khéo dân vận – Chìa khóa của mọi thành công!(21/11/2023)
na Xã Nam Chính thực hiện hiệu quả công tác giám sát đầu tư của cộng đồng(05/04/2023)
na Gia đình bà Trịnh thực hiện vệ sinh yêu nước(15/02/2023)
na MTTQ xã An Thanh tuyên truyền vận động Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới nâng cao(30/12/2022)
Các tin cũ hơn
na Vận động bầu cử - Những kỹ năng cần thiết*(25/04/2016)
na Vận động bầu cử - Những kỹ năng cần thiết (bài cuối: Xây dựng và báo cáo chương trình hành động của ứng cử viên)(07/04/2016)
na Vận động bầu cử - Những kỹ năng cần thiết (bài ba: Tiếp xúc cử tri, tiếp xúc với báo chí)(05/04/2016)
na Vận động bầu cử - Những kỹ năng cần thiết (bài hai: Kỹ năng nghe và đối thoại trong giao tiếp) (04/04/2016)
na Hết lòng vì người nghèo(21/03/2016)
TIN ẢNH
VIDEO
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín